Doanh nghiệp nhà nước có được góp vốn cùng công ty con để thành lập một doanh nghiệp mới hay không?
Doanh nghiệp nhà nước có thể dùng tài sản của doanh nghiệp để góp vốn vào doanh nghiệp khác hay không?
Căn cứ Điều 21 Nghị định 91/2015/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 6 Nghị định 140/2020/NĐ-CP và khoản 12 Điều 2 Nghị định 140/2020/NĐ-CP) quy định về việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhà nước như sau:
Đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ được quyền sử dụng tài sản, tiền vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong đó bao gồm đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ thực hiện theo quy định tại Điều 28, Điều 29 Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp.
a) Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp phải tuân thủ quy định của pháp luật và phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.
b) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất giao hoặc thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản (trừ doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ có ngành nghề kinh doanh chính là ngành nghề kinh doanh bất động sản theo quy định của Luật Kinh doanh bất động sản), không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, trừ những trường hợp theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở đề nghị của cơ quan đại diện chủ sở hữu.
Đối với Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp thực hiện theo Nghị định của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ và cơ chế hoạt động của Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước, không hạn chế trong các lĩnh vực bất động sản, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, quỹ đầu tư.
c) Trường hợp doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đã góp vốn, đầu tư vào các lĩnh vực quy định tại Điểm b Khoản này không thuộc trường hợp được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư phải thực hiện phương án cơ cấu lại và chuyển nhượng toàn bộ số vốn đã đầu tư theo quy định.
...
Theo quy định thì, doanh nghiệp nhà nước (doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ) được quyền sử dụng tài sản, tiền vốn thuộc quyền quản lý, sử dụng của doanh nghiệp để đầu tư ra ngoài doanh nghiệp trong đó bao gồm đầu tư ra nước ngoài của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
Tuy nhiên, doanh nghiệp nhà nước cần tuân thủ các quy định của pháp luật khi thực hiện đầu tư ra ngoài doanh nghiệp và phù hợp với ngành nghề kinh doanh chính, không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ đảm bảo có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư.
Doanh nghiệp nhà nước không được sử dụng tài sản, tiền vốn, quyền sử dụng đất thuê để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản; không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán.
Doanh nghiệp nhà nước được góp vốn cùng công ty con để thành lập một doanh nghiệp mới hay không? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện đầu tư ra ngoài doanh nghiệp bằng những hình thức nào?
Căn cứ khoản 2 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về các hình thức đầu tư ra ngoài doanh nghiệp mà doanh nghiệp nhà nước có thể áp dụng như sau:
Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
...
2. Hình thức đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;
b) Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
c) Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;
d) Mua công trái, trái phiếu.
...
Như vậy, doanh nghiệp nhà nước có thể thực hiện đầu tư ra ngoài doanh nghiệp với các hình thức như:
- Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; góp vốn thông qua hợp đồng hợp tác kinh doanh không hình thành pháp nhân mới;
- Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh;
- Mua toàn bộ doanh nghiệp khác;
- Mua công trái, trái phiếu.
Doanh nghiệp nhà nước có được góp vốn cùng công ty con để thành lập một doanh nghiệp mới hay không?
Căn cứ khoản 3 Điều 28 Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp 2014 quy định về các trường hợp không được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp như sau:
Đầu tư ra ngoài doanh nghiệp
...
3. Các trường hợp không được đầu tư ra ngoài doanh nghiệp:
a) Góp vốn, mua cổ phần, mua toàn bộ doanh nghiệp khác mà người quản lý, người đại diện tại doanh nghiệp đó là vợ hoặc chồng, cha đẻ, cha nuôi, mẹ đẻ, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của Chủ tịch và thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Kiểm soát viên, Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc, Phó Tổng giám đốc hoặc Phó Giám đốc, Kế toán trưởng của doanh nghiệp;
b) Góp vốn cùng công ty con để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
...
Theo đó, công ty mẹ có vốn nhà nước không được cùng với công ty con góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.