Doanh nghiệp muốn khiếu nại quyết định thu hồi nhãn năng lượng thì cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận khiếu nại?
- Kiểm tra việc dán nhãn năng lượng của doanh nghiệp vào thời điểm nào?
- Mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện thiết bị cao hơn so với mức đã đăng ký thì doanh nghiệp có thể đăng ký dán nhãn năng lượng lại hay không?
- Doanh nghiệp muốn khiếu nại quyết định thu hồi nhãn năng lượng thì cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận khiếu nại?
Kiểm tra việc dán nhãn năng lượng của doanh nghiệp vào thời điểm nào?
Căn cứ quy định tại Điều 8 Thông tư 36/2016/TT-BCT có quy định về vấn đề kiểm tra, giám sát thực hiện dán nhãn năng lượng đối với doanh nghiệp cụ thể như sau:
"Điều 8. Kiểm tra, giám sát thực hiện dán nhãn năng lượng
1. Định kỳ hoặc đột xuất, Bộ Công Thương phối hợp với các cơ quan có liên quan tiến hành kiểm tra việc dán nhãn năng lượng của doanh nghiệp.
2. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) và Sở Công Thương theo phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 3.
3. Trước ngày 15 tháng 01 hằng năm, các tổ chức thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) theo phương thức trực tiếp hoặc thông qua dịch vụ bưu chính về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm để dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo theo mẫu tại Phụ lục 4.”
Căn cứ theo quy định trên, có thể thấy cơ quan nhà nước có thẩm quyền, cụ thể là Bộ Công Thương có quyền kiểm tra việc dán nhãn năng lượng của doanh nghiệp định kỳ trong năm hoặc kiểm tra đột xuất.
Đồng thời, định kỳ hàng năm, cụ thể là trước ngày 15 tháng 01 hàng năm, doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng và các tổ chức thử nghiệm cũng có trách nhiệm sau:
- Doanh nghiệp thực hiện dán nhãn năng lượng có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được sản xuất, tiêu thụ và được dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo.
- Các tổ chức thử nghiệm có trách nhiệm lập báo cáo bằng văn bản gửi Bộ Công Thương (Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững) về số lượng, chủng loại phương tiện, thiết bị đã được thử nghiệm để dán nhãn năng lượng trong năm liền kề trước kỳ báo cáo.
Mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện thiết bị cao hơn so với mức đã đăng ký thì doanh nghiệp có thể đăng ký dán nhãn năng lượng lại hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 36/2016/TT-BCT có quy định về những trường hợp đăng ký dán nhãn năng lượng lại như sau:
"Điều 7. Đăng ký dán nhãn năng lượng lại
1. Doanh nghiệp phải đăng ký dán nhãn năng lượng lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;
b) Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.
2. Nội dung và thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng lại được thực hiện theo quy định tại Điều 5 Thông tư này."
Đồng thời, Điều 10 Thông tư 36/2016/TT-BCT có quy định đối với việc thu hồi nhãn năng lượng như sau:
"Điều 10. Thu hồi nhãn năng lượng
1. Bộ Công Thương quyết định thu hồi nhãn năng lượng trong các trường hợp sau:
a) Mẫu nhãn năng lượng có thông tin sai lệch so với mẫu dự kiến tại hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng;
b) Mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện thiết bị cao hơn so với mức tiêu thụ năng lượng tại Giấy công bố dán nhãn năng lượng.
2. Quyết định thu hồi nhãn năng lượng được gửi đồng thời đến doanh nghiệp vi phạm, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương."
Từ những quy định trên, có thể thấy trong trường hợp mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện thiết bị cao hơn so với mức tiêu thụ năng lượng đã đăng ký và được ghi tại Giấy công bố dán nhãn năng lượng thì nhãn năng lượng của doanh nghiệp sẽ bị thu hồi, không thuộc trường hợp đăng ký lại.
Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi nhãn năng lượng là Bộ Công Thương.
Thu hồi nhãn năng lượng của doanh nghiệp (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp muốn khiếu nại quyết định thu hồi nhãn năng lượng thì cơ quan nào có thẩm quyền tiếp nhận khiếu nại?
Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư 36/2016/TT-BTC có quy định về khiếu nại và giải quyết khiếu nại cụ thể như sau:
"Điều 9. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
1. Tổ chức cá nhân có thể gửi khiếu nại về việc dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương để giải quyết theo pháp Luật về khiếu nại.
2. Phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng có khiếu nại được lưu mẫu và kiểm tra bởi tổ chức thử nghiệm độc lập.
3. Trường hợp mẫu kiểm tra phương tiện, thiết bị trên thị trường được thử nghiệm không đạt yêu cầu, Bộ Công Thương xem xét quyết định việc kiểm tra tại doanh nghiệp.
4. Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp khiếu nại phải chịu toàn bộ chi phí thử nghiệm trong trường hợp khiếu nại không đúng.
5. Tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có phương tiện, thiết bị dán nhãn năng lượng phải chịu toàn bộ chi phí thử nghiệm; chi phí liên quan đến xử lý, khắc phục lỗi; các hình thức xử phạt và hình thức xử phạt bổ sung khác theo quy định của pháp Luật trong trường hợp phương tiện, thiết bị không đạt theo quy định."
Như vậy, trong trường hợp có khiếu nại, doanh nghiệp sẽ gửi khiếu nại về việc dán nhãn năng lượng đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận là Bộ Công Thương để giải quyết theo pháp luật có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.