Doanh nghiệp mua vé tàu lửa trong dịp Tết Nguyên đán cho người lao động thì khoản thu nhập này có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau khi doanh nghiệp mua vé tàu lửa khứ hồi trong dịp Tết Nguyên đán cho người lao động thì khoản thu nhập này có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không? Câu hỏi của chị N.T.Q.M đến từ Quảng Trị.

Đối với cá nhân cư trú thì việc nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú hay không?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 1 Thông tư 111/2013/TT-BTC về người nộp thuế như sau:

Người nộp thuế
...
1. Cá nhân cư trú là người đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
a) Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc trong 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam, trong đó ngày đến và ngày đi được tính là một (01) ngày. Ngày đến và ngày đi được căn cứ vào chứng thực của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh trên hộ chiếu (hoặc giấy thông hành) của cá nhân khi đến và khi rời Việt Nam. Trường hợp nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.
Cá nhân có mặt tại Việt Nam theo hướng dẫn tại điểm này là sự hiện diện của cá nhân đó trên lãnh thổ Việt Nam.
b) Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam theo một trong hai trường hợp sau:
b.1) Có nơi ở thường xuyên theo quy định của pháp luật về cư trú:
b.1.1) Đối với công dân Việt Nam: nơi ở thường xuyên là nơi cá nhân sinh sống thường xuyên, ổn định không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật về cư trú.

Như vậy, đối với cá nhân cư trú thì việc nhập cảnh và xuất cảnh trong cùng một ngày thì được tính chung là một ngày cư trú.

Doanh nghiệp mua vé tàu lửa trong dịp Tết nguyên đán cho người lao động thì khoản thu nhập này có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không?

Doanh nghiệp mua vé tàu lửa trong dịp Tết nguyên đán cho người lao động thì khoản thu nhập này có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không?

Doanh nghiệp mua vé tàu lửa trong dịp Tết nguyên đán cho người lao động thì khoản thu nhập này có phải tính thuế thu nhập cá nhân hay không? (Hình từ Internet)

Căn cứ tại điểm đ khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đổi bởi khoản 4 Điều 11 Thông tư 92/2015/TT-BTC về các khoản thu nhập chịu thuế như sau:

Các khoản thu nhập chịu thuế
Theo quy định tại Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân và Điều 3 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, các khoản thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân bao gồm:
2. Thu nhập từ tiền lương, tiền công
Thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập người lao động nhận được từ người sử dụng lao động, bao gồm:
đ) Các khoản lợi ích bằng tiền hoặc không bằng tiền ngoài tiền lương, tiền công do người sử dụng lao động trả mà người nộp thuế được hưởng dưới mọi hình thức:
đ.4.1) Đối với cán bộ, công chức và người làm việc trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, Hội, Hiệp hội: mức khoán chi áp dụng theo văn bản hướng dẫn của Bộ Tài chính.
đ.4.2) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức kinh doanh, các văn phòng đại diện: mức khoán chi áp dụng phù hợp với mức xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.
đ.4.3) Đối với người lao động làm việc trong các tổ chức quốc tế, các văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài: mức khoán chi thực hiện theo quy định của Tổ chức quốc tế, văn phòng đại diện của tổ chức nước ngoài.
đ.5) Đối với khoản chi về phương tiện phục vụ đưa đón người lao động từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại thì không tính vào thu nhập chịu thuế của người lao động theo quy chế của đơn vị.
đ.6) Đối với khoản chi trả hộ tiền đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho người lao động phù hợp với công việc chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động hoặc theo kế hoạch của đơn vị sử dụng lao động thì không tính vào thu nhập của người lao động.
đ.7) Các khoản lợi ích khác.
Các khoản lợi ích khác mà người sử dụng lao động chi cho người lao động như: chi trong các ngày nghỉ, lễ; thuê các dịch vụ tư vấn, thuê khai thuế cho đích danh một hoặc một nhóm cá nhân; chi cho người giúp việc gia đình như lái xe, người nấu ăn, người làm các công việc khác trong gia đình theo hợp đồng...

Như vậy, đối với trường hợp doanh nghiệp mua vé tàu lửa trong dịp Tết Nguyên đán cho người lao động thì khoản thu nhập này thuộc thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công.

Đối tượng nào được giảm giá khi mua vé tàu lửa năm 2024?

Căn cứ tại Điều 23 Nghị định 65/2018/NĐ-CP về đối tượng được giảm giá vé:

Theo đó, đối tượng được giảm giá vé tàu lửa bao gồm:

- Người hoạt động cách mạng trước Tổng khởi nghĩa 19 tháng 8 năm 1945.

- Bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Thương binh, người được hưởng chính sách như thương binh.

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học.

- Người khuyết tật đặc biệt nặng, người khuyết tật nặng.

- Người cao tuổi.

- Các đối tượng khác theo quy định của pháp luật.

Tóm lại, đối với trường hợp doanh nghiệp mua vé tàu lửa trong dịp Tết Nguyên đán cho người lao động thì khoản thu nhập này thuộc thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương tiền công.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

598 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào