Doanh nghiệp logistics xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển được phép có vốn đầu tư nước ngoài tối đa bao nhiêu?
- Doanh nghiệp logistics xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển được phép có vốn đầu tư nước ngoài tối đa bao nhiêu?
- Doanh nghiệp logistics vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển gây tổn thất cho khách hàng thì phải bồi thường tối đa bao nhiêu khi không xác định được giá trị hàng hóa?
- Doanh nghiệp logistics vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển gây tổn thất cho khách hàng không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp logistics xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển được phép có vốn đầu tư nước ngoài tối đa bao nhiêu?
Doanh nghiệp logistics xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển được phép có vốn đầu tư nước ngoài tối đa theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 4 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics
...
3. Điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ logistics:
Ngoài việc đáp ứng các điều kiện, quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này, nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ là thành viên Tổ chức Thương mại Thế giới được cung cấp dịch vụ logistics theo các điều kiện sau:
...
b) Trường hợp kinh doanh dịch vụ xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển (có thể dành riêng một số khu vực để cung cấp các dịch vụ hoặc áp dụng thủ tục cấp phép tại các khu vực này), được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 50%. Nhà đầu tư nước ngoài được phép thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh.
...
Như vậy, doanh nghiệp logistics xếp dỡ container thuộc các dịch vụ hỗ trợ vận tải biển được phép có vốn đầu tư nước ngoài tối đa là 50% tỷ lệ vốn góp.
Doanh nghiệp logistics (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp logistics vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển gây tổn thất cho khách hàng thì phải bồi thường tối đa bao nhiêu khi không xác định được giá trị hàng hóa?
Doanh nghiệp logistics vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển gây tổn thất cho khách hàng thì phải bồi thường tối đa bao nhiêu khi không xác định được giá trị hàng hóa cần căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 163/2017/NĐ-CP, nội dung như sau:
Giới hạn trách nhiệm
1. Giới hạn trách nhiệm là hạn mức tối đa mà thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho khách hàng đối với những tổn thất phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện dịch vụ logistics theo quy định tại Nghị định này.
...
3. Trường hợp pháp luật liên quan không quy định giới hạn trách nhiệm thì giới hạn trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics do các bên thoả thuận. Trường hợp các bên không có thoả thuận thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp khách hàng không có thông báo trước về trị giá của hàng hóa thì giới hạn trách nhiệm tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
b) Trường hợp khách hàng đã thông báo trước về trị giá của hàng hóa và được thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics xác nhận thì giới hạn trách nhiệm sẽ không vượt quá trị giá của hàng hóa đó.
Như vậy, khi không xác định được giá trị hàng hóa và doanh nghiệp logistics vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển gây tổn thất cho khách hàng thì phải bồi thường tối đa như sau:
- Nếu có thỏa thuận thì thực hiện theo thỏa thuận.
- Nếu không có thỏa thuận thì doanh nghiệp có thể phải bồi thường tối đa là 500 triệu đồng đối với mỗi yêu cầu bồi thường.
Doanh nghiệp logistics vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển gây tổn thất cho khách hàng không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp nào?
Doanh nghiệp logistics vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển gây tổn thất cho khách hàng không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp quy định tại Điều 238 Luật Thương mại 2005, nội dung như sau:
Giới hạn trách nhiệm
1. Trừ trường hợp có thoả thuận khác, toàn bộ trách nhiệm của thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không vượt quá giới hạn trách nhiệm đối với tổn thất toàn bộ hàng hoá.
2. Chính phủ quy định chi tiết giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics phù hợp với các quy định của pháp luật và tập quán quốc tế.
3. Thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại, nếu người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.
Như vậy, doanh nghiệp logistics vận tải hàng hóa quốc tế bằng đường biển gây tổn thất cho khách hàng không được hưởng quyền giới hạn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp khi người có quyền và lợi ích liên quan chứng minh được sự mất mát, hư hỏng hoặc giao trả hàng chậm là do thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics cố ý hành động hoặc không hành động để gây ra mất mát, hư hỏng, chậm trễ hoặc đã hành động hoặc không hành động một cách mạo hiểm và biết rằng sự mất mát, hư hỏng, chậm trễ đó chắc chắn xảy ra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.