Doanh nghiệp kinh doanh phát hiện sản phẩm có khuyết tật cần phải báo cáo đến cơ quan nào để giải quyết?
- Doanh nghiệp kinh doanh phát hiện sản phẩm có khuyết tật cần phải báo cáo đến cơ quan nào để giải quyết?
- Khi phát hiện sản phẩm có khuyết tật thì doanh nghiệp kinh doanh ngừng cung cấp sản phẩm có khuyết tật từ khi nào?
- Khi phát hiện sản phẩm có khuyết tật có khả năng gây thiệt hại về tài sản thì doanh nghiệp kinh doanh có phải tiến hành công khai và thu hồi sản phẩm không?
Doanh nghiệp kinh doanh phát hiện sản phẩm có khuyết tật cần phải báo cáo đến cơ quan nào để giải quyết?
Doanh nghiệp kinh doanh phát hiện sản phẩm có khuyết tật cần phải báo cáo đến cơ quan nào để giải quyết, căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 32 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:
Trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Khi phát hiện sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật, tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
a) Thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật theo quy định tại Điều 33 của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan;
b) Thực hiện các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong quá trình thu hồi và xử lý sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật;
c) Báo cáo cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trước và sau khi thực hiện việc thu hồi; thực hiện việc thu hồi đúng nội dung đã báo cáo, thông báo và chịu các chi phí phát sinh trong quá trình thu hồi.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cấp tỉnh và cơ quan chuyên môn cấp tỉnh nơi thực hiện thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có trách nhiệm kiểm tra, theo dõi việc thực hiện để bảo đảm việc thu hồi đúng nội dung đã báo cáo, thông báo, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng và phù hợp với quy định của pháp luật.
...
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh khi phát hiện sản phẩm có khuyết tật cần phải báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và cơ quan quản lý nhà nước có liên quan trước và sau khi thực hiện việc thu hồi sản phẩm có khuyết tật.
Doanh nghiệp kinh doanh phát hiện sản phẩm có khuyết tật cần phải báo cáo đến cơ quan nào để giải quyết? (Hình từ Internet)
Khi phát hiện sản phẩm có khuyết tật thì doanh nghiệp kinh doanh ngừng cung cấp sản phẩm có khuyết tật từ khi nào?
Khi phát hiện sản phẩm có khuyết tật thì doanh nghiệp kinh doanh ngừng cung cấp sản phẩm có khuyết tật từ khi nào, căn cứ theo khoản 1 Điều 17 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định:
Biện pháp cần thiết để ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật hoặc nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường.
2. Các tổ chức, cá nhân kinh doanh phải chịu trách nhiệm trước người tiêu dùng và pháp luật về việc chậm trễ thực hiện việc ngừng cung cấp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật trên thị trường.
Như vậy, doanh nghiệp kinh doanh sản phẩm trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm phát hiện ra sản phẩm có khuyết tật hoặc nhận được yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thì doanh nghiệp kinh doanh cần phải thực hiện ngay các biện pháp cần thiết để ngừng việc cung cấp sản phẩm có khuyết tật trên thị trường.
Khi phát hiện sản phẩm có khuyết tật có khả năng gây thiệt hại về tài sản thì doanh nghiệp kinh doanh có phải tiến hành công khai và thu hồi sản phẩm không?
Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023 quy định:
Thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
1. Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật bao gồm:
a) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng;
b) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm B là sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng;
c) Sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật có khả năng gây thiệt hại cho tính mạng, sức khỏe, tài sản của người tiêu dùng thì áp dụng các quy định đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật nhóm A.
...
Cùng với đó viện dẫn đến khoản 2 Điều 18 Nghị định 55/2024/NĐ-CP quy định:
Trách nhiệm công khai, thông báo công khai việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
...
2. Trường hợp sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật thuộc nhóm B theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm phát hiện ra sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật hoặc nhận được yêu cầu thu hồi của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiến hành trách nhiệm công khai về sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm, hàng hóa đó theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 33 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
...
Theo quy định, sản phẩm có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng sẽ thuộc sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật thuộc nhóm B.
Như vậy, trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ thời điểm phát hiện ra sản phẩm có khuyết tật có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng thì doanh nghiệp kinh doanh phải tiến hành trách nhiệm công khai về sản phẩm có khuyết tật và việc thu hồi sản phẩm đó.
Ngoài ra, việc thu hồi sản phẩm có khả năng gây thiệt hại cho tài sản của người tiêu dùng phải theo hình thức niêm yết tại trụ sở, địa điểm kinh doanh và đăng tải trên trang thông tin điện tử, phần mềm ứng dụng (nếu có) của doanh nghiệp kinh doanh cho đến khi kết thúc việc thu hồi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.