Doanh nghiệp khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao thì phải tiến hành báo ngay cho cơ quan nào?
- Doanh nghiệp khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao thì phải tiến hành báo ngay cho cơ quan nào?
- Nhà nước có chính sách đầu tư cho hoạt động phòng, trừ sinh vật gây hại rừng cùng với doanh nghiệp hay không?
- Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm trong việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng?
Doanh nghiệp khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao thì phải tiến hành báo ngay cho cơ quan nào?
Doanh nghiệp khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao thì phải tiến hành báo ngay cho cơ quan nào, căn cứ theo khoản 9 Điều 2 Luật Lâm Nghiệp 2017 quy định: "Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; tự phục hồi, phát triển rừng; nhận chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế rừng theo quy định của pháp luật."
Căn cứ theo khoản 2 Điều 40 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:
Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng
1. Việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; nuôi hoặc chăn, thả động vật vào rừng phải thực hiện theo quy định của Luật này, pháp luật về đa dạng sinh học, bảo vệ và kiểm dịch thực vật, thú y.
2. Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê thì phải báo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gần nhất để được hướng dẫn và hỗ trợ biện pháp phòng, trừ; tăng cường áp dụng biện pháp lâm sinh, sinh học trong phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm tổ chức dự báo tình hình dịch bệnh; chỉ đạo biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
4. Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức, chỉ đạo việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng tại địa phương, không để sinh vật gây hại rừng lây lan sang địa phương khác.
Theo đó doanh nghiệp khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao thì phải báo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y gần nhất để được hướng dẫn và hỗ trợ biện pháp phòng, trừ; tăng cường áp dụng biện pháp lâm sinh, sinh học trong phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
Doanh nghiệp khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao thì phải tiến hành báo ngay cho cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Nhà nước có chính sách đầu tư cho hoạt động phòng, trừ sinh vật gây hại rừng cùng với doanh nghiệp hay không?
Nhà nước có chính sách đầu tư cho hoạt động phòng, trừ sinh vật gây hại rừng cùng với doanh nghiệp hay không, căn cứ theo điểm đ khoản 1 Điều 94 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:
Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng
1. Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động sau đây:
a) Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;
b) Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
c) Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp;
d) Xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao;
đ) Đầu tư phương tiện, trang bị, thiết bị nhằm bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
e) Xây dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
...
Theo đó Nhà nước sẽ có chính sách đầu tư phương tiện, trang bị, thiết bị nhằm bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
Như vậy nhà nước sẽ có chính sách đầu tư xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng.
Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm trong việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng?
Cơ quan nào sẽ có trách nhiệm trong việc phòng, trừ sinh vật gây hại rừng, căn cứ theo điểm h khoản 2 Điều 101 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định:
Trách nhiệm quản lý nhà nước về lâm nghiệp của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lâm nghiệp trong phạm vi cả nước.
2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lâm nghiệp, có trách nhiệm sau đây:
a) Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về lâm nghiệp;
b) Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, định mức kinh tế - kỹ thuật về lâm nghiệp;
c) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế quản lý rừng, chế độ quản lý, bảo vệ các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
d) Trình Thủ tướng Chính phủ thành lập khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng có tầm quan trọng quốc gia hoặc nằm trên địa bàn nhiều tỉnh;
đ) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của Kiểm lâm;
e) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan ngang Bộ có liên quan quản lý, bảo vệ rừng; bảo vệ hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học trong các loại rừng;
g) Hướng dẫn, kiểm tra việc điều tra rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến rừng và lập hồ sơ quản lý rừng; lập và quản lý cơ sở dữ liệu rừng;
h) Tổ chức phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;
i) Xây dựng hệ thống rừng giống quốc gia, vườn thực vật quốc gia;
...
Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ là cơ quan có thẩm quyền trong phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.