Doanh nghiệp khai thác nước biển có phải đóng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hay không?

Doanh nghiệp khai thác nước biển có phải đóng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hay không? Doanh nghiệp có được hỗ trợ tiền ưu đãi tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi có hoạt động xử lý nước biển thành nước ngọt?

Doanh nghiệp khai thác nước biển có phải đóng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hay không?

Doanh nghiệp khai thác nước biển có phải đóng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hay không, căn cứ theo điểm a khoản 2 Điều 69 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:

Tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước
1. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước thuộc trường hợp phải cấp phép khai thác nước mặt, nước dưới đất phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác nước mặt để phát điện có mục đích thương mại;
b) Khai thác nước mặt, nước dưới đất để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, cấp cho nông nghiệp, cấp cho sinh hoạt.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác tài nguyên nước không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước trong các trường hợp sau đây:
a) Khai thác nước biển;
b) Khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, sản xuất công nghiệp, thủy điện, thủy lợi, thể thao, du lịch, kinh doanh, dịch vụ, tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 52 của Luật này;
c) Khai thác tài nguyên nước cho các mục đích tạo nguồn, ngăn mặn, chống ngập, tạo cảnh quan quy định tại khoản 1 Điều 52 của Luật này.
...

Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp khai thác nước biển sẽ không phải nộp tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước.

Doanh nghiệp khai thác nước biển có phải đóng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hay không?

Doanh nghiệp khai thác nước biển có phải đóng tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước hay không? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp có được hỗ trợ tiền ưu đãi tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi có hoạt động xử lý nước biển thành nước ngọt?

Doanh nghiệp có được hỗ trợ tiền ưu đãi tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước khi có hoạt động xử lý nước biển thành nước ngọt, căn cứ theo khoản 3 Điều 73 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:

Ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động quản lý, bảo vệ, điều hoà, phân phối, phục hồi, phát triển, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục tác hại do nước gây ra
Tổ chức, cá nhân được hưởng ưu đãi, hỗ trợ hoặc miễn, giảm tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan khi thực hiện các hoạt động sau đây:
1. Tham gia phục hồi nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt, ô nhiễm;
2. Tìm kiếm, thăm dò, khai thác nước để cấp nước sinh hoạt, sản xuất cho người dân ở các vùng khan hiếm nước ngọt, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, cho người nghèo, phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật và các đối tượng dễ bị tổn thương khác;
3. Sử dụng nước tuần hoàn, tái sử dụng nước; thu gom, sử dụng nước mưa; xử lý nước biển thành nước ngọt; đầu tư thiết bị, công nghệ tiết kiệm nước;
4. Xây dựng các công trình điều tiết, tích trữ nước ở vùng khan hiếm nước, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn;
...

Theo đó, doanh nghiệp thực hiện hoạt động đầu tư máy móc thiết bị để xử lý nước biển thành nước ngọt sẽ được hỗ trợ tiền ưu đãi cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định.

Giấy phép khai thác nước biển của doanh nghiệp khai thác nước biển có được gia hạn nhiều lần hay không?

Giấy phép khai thác nước biển của doanh nghiệp khai thác nước biển có được gia hạn nhiều lần hay không, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 54 Luật Tài nguyên nước 2023 quy định:

Thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước và giấy phép thăm dò nước dưới đất
1. Thời hạn của giấy phép khai thác tài nguyên nước được quy định như sau:
a) Giấy phép khai thác nước mặt có thời hạn tối đa 10 năm, tối thiểu 05 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 05 năm;
b) Giấy phép khai thác nước biển có thời hạn tối đa 15 năm, tối thiểu 10 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 10 năm;
c) Giấy phép khai thác nước dưới đất có thời hạn tối đa 05 năm, tối thiểu 03 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn 03 năm;
d) Trường hợp tổ chức, cá nhân đề nghị cấp giấy phép với thời hạn ngắn hơn thời hạn tối thiểu quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì giấy phép được cấp theo thời hạn đề nghị trong đơn và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn tối đa không quá thời hạn giấy phép đã được cấp, gia hạn liền trước đó.
...

Như vậy, Giấy phép khai thác nước biển của doanh nghiệp khai thác nước biển có thời hạn tối đa là 15 năm, tối thiểu 10 năm và được xem xét gia hạn nhiều lần, mỗi lần gia hạn là 05 năm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

220 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào