Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin có được hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt về thuế không?
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin có phải ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt không?
- Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin có được hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt về thuế không?
- Thủ tục để được áp dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin như thế nào?
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin có phải ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt không?
Căn cứ phần I mục A phụ lục II ban hành kèm Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về ngành nghề ưu đãi đầu tư đặc biệt của công nghệ thông tin như sau:
"A. NGÀNH, NGHỀ ĐẶC BIỆT ƯU ĐÃI ĐẦU TƯ
I. CÔNG NGHỆ CAO, CÔNG NGHỆ THÔNG TIN, CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ
1. Ứng dụng công nghệ cao thuộc Danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
2. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghệ cao được khuyến khích phát triển theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
3. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ được ưu tiên phát triển theo quy định của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
4. Ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao; ứng dụng, nghiên cứu và phát triển công nghệ cao theo quy định của pháp luật về công nghệ cao; sản xuất sản phẩm công nghệ sinh học; đào tạo nhân lực công nghệ cao; cung ứng dịch vụ công nghệ cao.
5. Sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung thông tin số, sản phẩm công nghệ thông tin trọng điểm, dịch vụ phần mềm theo quy định của pháp luật về công nghệ thông tin; sản xuất sản phẩm an toàn thông tin mạng và cung cấp dịch vụ an toàn thông tin mạng đảm bảo các điều kiện theo quy định của pháp luật về an toàn thông tin mạng; sản xuất các sản phẩm hình thành từ kết quả khoa học và công nghệ theo quy định của pháp luật về khoa học và công nghệ.
6. Sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải.
7. Sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm.
8. Sản xuất sản phẩm thuộc Danh mục sản phẩm cơ khí trọng điểm theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ."
Như vậy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin là ngành nghề được hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt theo Luật Đầu tư 2020.
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin có được hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt về thuế không?
Doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin có được hưởng ưu đãi đầu tư đặc biệt về thuế không?
Căn cứ khoản 7 Điều 1 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013 quy định thuế suất ưu đãi như sau:
"7. Điều 13 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 13. Ưu đãi về thuế suất
1. Áp dụng thuế suất 10% trong thời gian mười lăm năm đối với:
[...] b) Thu nhập của doanh nghiệp từ thực hiện dự án đầu tư mới, bao gồm:
Nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; ứng dụng công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư mạo hiểm cho phát triển công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của Luật công nghệ cao; đầu tư xây dựng - kinh doanh cơ sở ươm tạo công nghệ cao, ươm tạo doanh nghiệp công nghệ cao; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng của Nhà nước theo quy định của phápluật; sản xuất sản phẩm phần mềm; sản xuất vật liệu composit, các loại vật liệu xây dựng nhẹ, vật liệu quý hiếm; sản xuất năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, năng lượng từ việc tiêu hủy chất thải; phát triển công nghệ sinh học; bảo vệ môi trường;"
Thủ tục để được áp dụng ưu đãi đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 31/2021/NĐ-CP quy định về thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư như sau:
"Điều 23. Thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư
1. Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư quy định hình thức, căn cứ, điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư theo quy định tại các Điều 15 và 16 của Luật Đầu tư và Điều 19 của Nghị định này.
2. Căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư tại Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư, nhà đầu tư thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng với từng loại ưu đãi.
3. Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với một số doanh nghiệp, dự án đầu tư quy định tại khoản 5 Điều 19 Nghị định này gồm:
a) Đối với doanh nghiệp khoa học và công nghệ là Giấy chứng nhận doanh nghiệp khoa học và công nghệ;
b) Đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là Giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;
c) Đối với dự án ứng dụng công nghệ cao là Giấy chứng nhận dự án ứng dụng công nghệ cao;
d) Đối với dự án công nghiệp hỗ trợ là Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;
đ) Đối với dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao là Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
4. Đối với dự án đầu tư không thuộc trường hợp quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này, nhà đầu tư căn cứ đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư quy định tại Điều 19 của Nghị định này, quy định của pháp luật có liên quan để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng với từng loại ưu đãi."
Theo đó, nếu doanh nghiệp của bạn không phải làm thủ tục đầu tư thì bạn phải thực hiện việc đăng ký hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế nơi doanh nghiệp đóng trụ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.