Doanh nghiệp được quyền yêu cầu người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình hay không?
- Doanh nghiệp được quyền yêu cầu người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình hay không?
- Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ được quy định thế nào?
- Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt doanh nghiệp buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ không?
Doanh nghiệp được quyền yêu cầu người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình hay không?
Căn cứ Điều 17 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động như sau:
Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
Theo quy định trên, doanh nghiệp không được quyền yêu cầu người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình.
Do đó, trong trường hợp này công ty anh không thể dựa vào lý do anh còn nợ tiền công ty để buộc anh thực hiện hợp đồng lao động.
Doanh nghiệp được quyền yêu cầu người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình hay không? (Hình từ Internet)
Mức xử phạt vi phạm hành chính đối với doanh nghiệp buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ được quy định thế nào?
Theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động như sau:
Vi phạm quy định về thực hiện hợp đồng lao động
...
4. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
...
Theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Mức phạt tiền, thẩm quyền xử phạt và nguyên tắc áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính nhiều lần
1. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
...
Theo đó, doanh nghiệp buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt doanh nghiệp buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ không?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 49 Nghị định 12/2022/NĐ-CP về thẩm quyền xử phạt của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội như sau:
Thẩm quyền xử phạt của Thanh tra lao động
...
2. Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 37.500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội quy định tại Chương II, Chương III Nghị định này, trừ hành vi vi phạm quy định tại khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
c) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Chương IV Nghị định này;
d) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV, trừ hình thức xử phạt bổ sung quy định tại khoản 5 Điều 32 Nghị định này;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này.
...
Như vậy, doanh nghiệp buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho mình có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền cao nhất là 150.000.000 đồng nên Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có quyền xử phạt doanh nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.