Doanh nghiệp đưa ra đảm bảo với nhà đầu tư về lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư chứng khoán thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Doanh nghiệp đưa ra đảm bảo với nhà đầu tư về lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư chứng khoán thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
- Thời điểm tính thời hiệu xử phạt hành vi đưa ra đảm bảo với nhà đầu tư về lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư chứng khoán thế nào?
- Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền xử phạt doanh nghiệp đưa ra đảm bảo với nhà đầu tư về lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư chứng khoán hay không?
Doanh nghiệp đưa ra đảm bảo với nhà đầu tư về lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư chứng khoán thì bị xử phạt hành chính như thế nào?
Đưa ra nhận định hoặc đảm bảo với nhà đầu tư về lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư chứng khoán thì bị phạt hành chính theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm b khoản 7 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP nội dung như sau:
Vi phạm quy định về chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ
…
2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Thực hiện chào bán, phát hành chứng khoán riêng lẻ không đúng thời gian quy định;
b) Thực hiện phân phối chứng khoán riêng lẻ không đúng quy định pháp luật;
c) Không chuyển số tiền thu được từ đợt chào bán vào tài khoản phong tỏa; sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán trước khi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có thông báo bằng văn bản về việc xác nhận kết quả chào bán;
d) Đưa ra nhận định hoặc đảm bảo với nhà đầu tư về giá chứng khoán trong tương lai, về mức thu nhập, lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư hoặc đảm bảo không bị thua lỗ, ngoại trừ trường hợp phát hành trái phiếu không chuyển đổi;
đ) Không thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu chào bán, phát hành riêng lẻ hoặc thực hiện đăng ký, lưu ký trái phiếu chào bán, phát hành riêng lẻ không đúng thời hạn theo quy định.
Và căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính về chứng khoán và thị trường chứng khoán
…
3. Nguyên tắc áp dụng mức phạt tiền:
...
c) Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với tổ chức, trừ trường hợp quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều 15, khoản 2 Điều 30 Nghị định này quy định mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 5 Điều 39 Nghị định này quy định cả mức phạt tiền áp dụng cho tổ chức và cho cá nhân. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.
Như vậy, doanh nghiệp đưa ra đảm bảo với nhà đầu tư về lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư chứng khoán thì bị phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
Doanh nghiệp đưa ra đảm bảo với nhà đầu tư về lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư chứng khoán thì bị xử phạt hành chính như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt hành vi đưa ra đảm bảo với nhà đầu tư về lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư chứng khoán thế nào?
Thời điểm tính thời hiệu xử phạt hành vi đưa ra đảm bảo với nhà đầu tư về lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư chứng khoán được tính theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 6 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán thực hiện theo quy định tại Điều 6 Luật Xử lý vi phạm hành chính.
2. Thời điểm tính thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Như vậy, thời điểm tính thời hiệu xử phạt hành vi đưa ra đảm bảo với nhà đầu tư về lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư chứng khoán được tính như sau:
+ Nếu đang được thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi.
+ Nếu đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm.
Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền xử phạt doanh nghiệp đưa ra đảm bảo với nhà đầu tư về lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư chứng khoán hay không?
Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền xử phạt doanh nghiệp đưa ra đảm bảo với nhà đầu tư về lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư chứng khoán hay không phải căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 47 Nghị định 156/2020/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 37 Điều 1 Nghị định 128/2021/NĐ-CP, nội dung như sau:
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính
1. Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức và phạt tiền tối đa đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân;
c) Tước quyền sử dụng giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng đại diện, chứng chỉ hành nghề chứng khoán theo quy định tại Khoản 3 Điều 30, khoản 3 Điều 32 Nghị định này;
d) Đình chỉ hoạt động giao dịch chứng khoán theo quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định này;
đ) Áp dụng hình thức xử phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
Theo đó, Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền phạt tiền tối đa đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức, hành vi vi phạm của doanh nghiệp khi đưa ra đảm bảo với nhà đầu tư về lợi nhuận đạt được trên khoản đầu tư chứng khoán thì bị xử phạt cao nhất là 100.000.000 đồng, cho nên Chánh Thanh tra Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền xử phạt doanh nghiệp có hành vi vi phạm này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.