Doanh nghiệp cung ứng ví điện tử phải đáp ứng điều kiện về kỹ thuật như thế nào để được cấp phép hoạt động?
- Doanh nghiệp cung ứng ví điện tử phải đáp ứng điều kiện về kỹ thuật như thế nào để được cấp phép hoạt động?
- Doanh nghiệp cung ứng ví điện tử cần những giấy tờ gì để có thể mở ví điện tử cho cá nhân?
- Doanh nghiệp cung ứng ví điện tử chỉ có thể cho phép cá nhân sử dụng ví giao dịch tối đa bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp cung ứng ví điện tử phải đáp ứng điều kiện về kỹ thuật như thế nào để được cấp phép hoạt động?
Doanh nghiệp cung ứng ví điện tử phải đáp ứng điều kiện về kỹ thuật như thế nào để được cấp phép hoạt động phải căn cứ quy định tại Điều 4 Thông tư 39/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Thông tư số 20/2016/TT-NHNN, nội dung như sau:
Cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép
1. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là Ngân hàng Nhà nước) thực hiện cấp, thu hồi và cấp lại Giấy phép hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán (sau đây gọi tắt là Giấy phép) theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (sau đây gọi tắt là Nghị định số 101/2012/NĐ-CP).
2.Tổ chức không phải là ngân hàng được xin cấp Giấy phép thực hiện một hoặc một số dịch vụ trung gian thanh toán quy định tại Điều 2 Thông tư này trên cơ sở đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 15 Nghị định số 101/2012/NĐ-CP và các quy định của Chính phủ sửa đổi, bổ sung, thay thế các điều kiện này (nếu có).
Dẫn chiếu đến Điều 2 Thông tư 101/39/2014/TT-NHNN, nội dung như sau:
Các loại dịch vụ trung gian thanh toán
...
2. Dịch vụ hỗ trợ dịch vụ thanh toán, gồm:
a) Dịch vụ hỗ trợ thu hộ, chi hộ;
b) Dịch vụ hỗ trợ chuyển tiền điện tử;
c) Dịch vụ Ví điện tử.
Và quy định tại điểm d khoản 2 Điều 15 Nghị định 101/2012/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Nghị định 80/2016/NĐ-CP, nội dung như sau:
Các dịch vụ trung gian thanh toán và điều kiện cung ứng dịch vụ này
...
2. Điều kiện cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán
Các tổ chức không phải là ngân hàng muốn cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán phải đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện sau:
...
đ)Điều kiện về kỹ thuật: Có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán; hệ thống kỹ thuật dự phòng xây dựng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố và tuân thủ các quy định khác về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng;
...
Như vậy, để được cấp phép hoạt động thì doanh nghiệp không phải là ngân hàng cung ứng ví điện tử phải đáp ứng điều kiện về kỹ thuật như sau:
+ Có cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật, hệ thống công nghệ thông tin, giải pháp công nghệ phù hợp với yêu cầu của hoạt động cung ứng Ví điện tử.
+ Hệ thống kỹ thuật dự phòng xây dựng độc lập với hệ thống chính đảm bảo cung cấp dịch vụ an toàn và liên tục khi hệ thống chính có sự cố và tuân thủ các quy định khác về đảm bảo an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin trong hoạt động ngân hàng.
Doanh nghiệp cung ứng ví điện tử (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp cung ứng ví điện tử cần những giấy tờ gì để có thể mở ví điện tử cho cá nhân?
Doanh nghiệp cung ứng ví điện tử cần những giấy tờ gì để có thể mở ví điện tử cho cá nhân cần căn cứ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN, nội dung như sau:
Hoạt động cung ứng Ví điện tử
1. Hồ sơ mở Ví điện tử:
a) Đối với Ví điện tử của cá nhân:
(i) Thông tin của cá nhân mở Ví điện tử theo yêu cầu của tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử và phù hợp với quy định tại khoản 2 Điều này;
(ii) Căn cước công dân hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn, giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi); thị thực nhập cảnh hoặc giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh của cá nhân mở Ví điện tử (đối với cá nhân là người nước ngoài);
...
Theo quy định trên, để có thể mở ví điện tử cho cá nhân thì doanh nghiệp cung ứng ví điện tử cần những giấy tờ như sau:
- Một trong những giấy tờ sau đối với công dân Việt Nam:
+ Căn cước công dân/Chứng minh nhân dân.
+ Hộ chiếu còn thời hạn.
+ Giấy khai sinh (đối với cá nhân là công dân Việt Nam chưa đủ 14 tuổi).
- Một trong những giấy tờ sau đối với người nước ngoài:
+ Thị thực nhập cảnh.
+ Giấy tờ chứng minh được miễn thị thực nhập cảnh của cá nhân mở Ví điện tử.
Doanh nghiệp cung ứng ví điện tử chỉ có thể cho phép cá nhân sử dụng ví giao dịch tối đa bao nhiêu tiền?
Doanh nghiệp cung ứng ví điện tử chỉ có thể cho phép cá nhân sử dụng ví giao dịch tối đa theo quy định tại điểm c khoản 6 Điều 9 Thông tư 39/2014/TT-NHNN, được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 23/2019/TT-NHNN, nội dung như sau:
Hoạt động cung ứng Ví điện tử
...
6. Sử dụng Ví điện tử:
...
c) Tổng hạn mức giao dịch qua các Ví điện tử cá nhân của 01 khách hàng tại 01 tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử (bao gồm giao dịch thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ hợp pháp và giao dịch chuyển tiền từ Ví điện tử cho Ví điện tử khác do cùng tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử mở) tối đa là 100 (một trăm) triệu đồng Việt Nam trong một tháng;
d) Quy định tại điểm c khoản này không áp dụng đối với Ví điện tử cá nhân của người có ký hợp đồng/thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với tổ chức cung ứng dịch vụ Ví điện tử;
...
Như vậy, doanh nghiệp cung ứng ví điện tử chỉ có thể cho phép cá nhân sử dụng ví có tổng mức giao dịch trong một tháng tối đa là 100 triệu đồng Việt Nam. Trừ trường hợp, ví điện tử cá nhân của người có ký hợp đồng/thỏa thuận làm đơn vị chấp nhận thanh toán với doanh nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.