Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) phải cập nhật thông tin về đầu mối ứng cứu sự cố trong thời gian nào khi có thay đổi?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) phải cập nhật thông tin về đầu mối ứng cứu sự cố trong thời gian nào khi có thay đổi? Câu hỏi của anh B.L.Q đến từ TP.HCM.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) phải cập nhật thông tin về đầu mối ứng cứu sự cố trong thời gian nào khi có thay đổi?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 20/2017/TT-BTTTT trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên mạng lưới:

Trách nhiệm, quyền hạn của các thành viên mạng lưới
1. Thành viên mạng lưới có các trách nhiệm và quyền hạn sau:
a) Thực hiện các trách nhiệm và quyền hạn quy định tại Quyết định số 05/2017/QĐ-TTg ;
b) Cử Đầu mối ứng cứu sự cố có đủ năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ để thực hiện các hoạt động phối hợp ứng cứu sự cố; bảo đảm duy trì liên lạc thông suốt, liên tục 24/7; công bố thông tin về địa chỉ tiếp nhận sự cố trên Trang/Cổng thông tin điện tử; cung cấp, cập nhật thông tin về Đầu mối ứng cứu sự cố, nhân lực kỹ thuật an toàn thông tin, ứng cứu sự cố thuộc phạm vi quản lý tới Cơ quan điều phối quốc gia; cập nhật thông tin về Đầu mối ứng cứu sự cố, trong vòng 24 giờ khi có thay đổi;

Đồng thời, theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 7 Quyết định 05/2017/QĐ-TTg năm 2017 về mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia:

Mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia
1. Thành viên có nghĩa vụ phải tham gia mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia (sau đây gọi tắt là mạng lưới ứng cứu sự cố) gồm:
...
đ) Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hạ tầng viễn thông, Internet (ISP); các tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung tâm dữ liệu, cho thuê không gian lưu trữ thông tin số; đơn vị quản lý, vận hành cơ sở dữ liệu quốc gia; đơn vị chuyên trách về an toàn thông tin, công nghệ thông tin của các tổ chức ngân hàng, tài chính, kho bạc, thuế, hải quan;

Như vậy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) với tư cách là thành viên của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia, phải cập nhật thông tin về Đầu mối ứng cứu sự cố, trong vòng 24 giờ khi có thay đổi.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) phải cập nhật thông tin về đầu mối ứng cứu sự cố trong thời gian nào khi có thay đổi?

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) phải cập nhật thông tin về đầu mối ứng cứu sự cố trong thời gian nào khi có thay đổi? (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cập nhật thông tin về đầu mối ứng cứu sự cố không đúng thời gian quy định khi có thay đổi thì bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 78 Nghị định 15/2020/NĐ-CP vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn thông tin và ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng

Vi phạm các quy định về đảm bảo an toàn thông tin và ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
a) Không công bố thông tin về địa chỉ tiếp nhận sự cố trên Trang thông tin điện tử hoặc Cổng thông tin điện tử;
b) Không khai báo hồ sơ, cung cấp, cập nhật thông tin về đầu mối ứng cứu sự cố, nhân lực kỹ thuật an toàn thông tin, ứng cứu sự cố thuộc phạm vi quản lý tới cơ quan điều phối quốc gia;
c) Cập nhật thông tin về đầu mối ứng cứu sự cố không đúng thời gian quy định khi có thay đổi;
d) Vi phạm quy chế hoạt động của mạng lưới ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng quốc gia hoặc không tuân thủ các yêu cầu điều phối của cơ quan điều phối;
đ) Không báo cáo sự cố an toàn thông tin mạng tới chủ quản hệ thống thông tin, đơn vị chuyên trách ứng cứu sự cố cùng cấp, Cơ quan điều phối quốc gia đúng thời gian quy định kể từ khi phát hiện sự cố.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet (ISP) cập nhật thông tin về đầu mối ứng cứu sự cố không đúng thời gian quy định khi có thay đổi thì bị có thể bị phạt từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Nhà nước có những chính sách gì về an toàn thông tin mạng?

Đối chiếu với quy định tại Điều 5 Luật An toàn thông tin mạng 2015 thì Nhà nước có những chính sách sau về an toàn thông tin mạng:

- Đẩy mạnh đào tạo, phát triển nguồn nhân lực và xây dựng cơ sở hạ tầng, kỹ thuật an toàn thông tin mạng đáp ứng yêu cầu ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.

- Khuyến khích nghiên cứu, phát triển, áp dụng biện pháp kỹ thuật, công nghệ, hỗ trợ xuất khẩu, mở rộng thị trường cho sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng do tổ chức, cá nhân trong nước sản xuất, cung cấp;

+ Tạo điều kiện nhập khẩu sản phẩm, công nghệ hiện đại mà tổ chức, cá nhân trong nước chưa có năng lực sản xuất, cung cấp.

- Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động kinh doanh sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng;

+ Khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, nghiên cứu, phát triển và cung cấp sản phẩm, dịch vụ an toàn thông tin mạng.

- Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm an toàn thông tin mạng của cơ quan nhà nước và an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin quan trọng quốc gia.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

650 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào