Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có phải gửi Thông báo chính thức cung cấp dịch vụ Internet không?

Tôi có thắc mắc muốn được giải đáp như sau doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có phải gửi Thông báo chính thức cung cấp dịch vụ Internet không? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là doanh nghiệp gì? Câu hỏi của anh Q.L.Q đến từ Thái Bình.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là doanh nghiệp gì?

Căn cứ tại khoản 4 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP thì doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet là doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ Internet quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP.

Theo đó, dịch vụ Internet là một loại hình dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ truy nhập Internet và dịch vụ kết nối Internet:

- Dịch vụ truy nhập Internet là dịch vụ cung cấp cho người sử dụng Internet khả năng truy nhập đến Internet;

- Dịch vụ kết nối Internet là dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp cung cấp dịch vụ truy nhập Internet, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng viễn thông khả năng kết nối với nhau để chuyển tải lưu lượng Internet.

Ngoài ra, theo quy định tại khoản 7 Điều 3 Luật Viễn thông năm 2009 thì:

Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng.

Lưu ý: Doanh nghiệp chỉ được cung cấp dịch vụ Internet khi có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông loại hình dịch vụ Internet theo quy định.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có phải gửi Thông báo chính thức cung cấp dịch vụ Internet không?

Căn cứ tại Điều 7 Nghị định 72/2013/NĐ-CP quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet:

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet
Ngoài các quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật viễn thông, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có các nghĩa vụ sau đây:
1. Gửi Thông báo chính thức cung cấp dịch vụ Internet tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) trước khi chính thức cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;
2. Đăng ký hợp đồng đại lý Internet mẫu, hợp đồng cung cấp và sử dụng dịch vụ Internet mẫu với Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) để thực hiện thống nhất trong toàn doanh nghiệp.

Như vậy, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet phải có trách nhiệm gửi Thông báo chính thức cung cấp dịch vụ Internet tới Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Viễn thông) trước khi chính thức cung cấp dịch vụ theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Trong đó, theo quy định tại Điều 1 Nghị định 48/2022/NĐ-CP, Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực sau:

+ Báo chí; xuất bản, in, phát hành;

+ Phát thanh và truyền hình; thông tin điện tử; thông tấn;

+ Thông tin đối ngoại; thông tin cơ sở;

+ Bưu chính; viễn thông; tần số vô tuyến điện;

+ Công nghiệp công nghệ thông tin; ứng dụng công nghệ thông tin;

+ An toàn thông tin mạng; giao dịch điện tử;

+ Chuyển đổi số quốc gia và quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có phải gửi Thông báo chính thức cung cấp dịch vụ Internet không?

Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ Internet có phải gửi Thông báo chính thức cung cấp dịch vụ Internet không? (Hình từ Internet)

Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại những vùng nào?

Căn cứ tại Điều 4 Luật viễn thông năm 2009 chính sách của Nhà nước về viễn thông:

Chính sách của Nhà nước về viễn thông
1. Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển nhanh và hiện đại hóa cơ sở hạ tầng viễn thông, đa dạng hóa dịch vụ viễn thông, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.
2. Bảo đảm môi trường cạnh tranh lành lạnh trong hoạt động viễn thông.
3. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; phân định rõ hoạt động viễn thông công ích và kinh doanh viễn thông; thúc đẩy việc sử dụng Internet trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, y tế và nghiên cứu khoa học.
4. Tập trung đầu tư xây dựng, hiện đại hóa mạng viễn thông dùng riêng phục vụ hoạt động quốc phòng, an ninh, hoạt động của các cơ quan Đảng, Nhà nước.
5. Khuyến khích phát triển nguồn nhân lực viễn thông đáp ứng yêu cầu quản lý, khai thác, kinh doanh hiệu quả cơ sở hạ tầng viễn thông.
6. Tăng cường hợp tác quốc tế về viễn thông trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, các bên cùng có lợi, phù hợp với pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi để phát triển cơ sở hạ tầng và cung cấp dịch vụ viễn thông tại vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,540 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào