Doanh nghiệp công nghiệp không ghi sổ theo dõi tình hình sử dụng của trang thiết bị được Nhà nước giao bị phạt bao nhiêu tiền?
- Doanh nghiệp công nghiệp không ghi sổ theo dõi tình hình sử dụng của trang thiết bị được Nhà nước giao bị phạt bao nhiêu tiền?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp không ghi sổ theo dõi tình hình sử dụng của trang thiết bị được Nhà nước giao không?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền lập biên bản vi phạm hành chính với doanh nghiệp công nghiệp không ghi sổ theo dõi tình hình sử dụng của trang thiết bị được Nhà nước giao không?
Doanh nghiệp công nghiệp không ghi sổ theo dõi tình hình sử dụng của trang thiết bị được Nhà nước giao bị phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng trang thiết bị, tài liệu công nghệ phục vụ động viên công nghiệp
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với doanh nghiệp công nghiệp được Nhà nước giao các trang thiết bị thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Không mở sổ hoặc không ghi sổ theo dõi về tình hình sử dụng và biến động của trang thiết bị được giao;
b) Không xây dựng quy chế quản lý, sử dụng các trang thiết bị được giao;
c) Không thực hiện kiểm kê số lượng, chất lượng trang thiết bị được giao theo quy định;
d) Không báo cáo cho cơ quan có thẩm quyền về kết quả kiểm kê số lượng, chất lượng trang thiết bị được giao theo quy định.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II; Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo các quy định trên, doanh nghiệp công nghiệp được Nhà nước giao các trang thiết bị mà không mở sổ hoặc không ghi sổ theo dõi về tình hình sử dụng và biến động của trang thiết bị được giao thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Doanh nghiệp công nghiệp được Nhà nước giao các trang thiết bị (Hình từ Internet)
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp không ghi sổ theo dõi tình hình sử dụng của trang thiết bị được Nhà nước giao không?
Căn cứ theo Mục 9 Chương 2 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được bổ sung bởi khoản 38 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Điều 4, Điều 6, Điều 7, Điều 9 Mục 1; Điều 10, Điều 11, Điều 12, Điều 14 Mục 2; Điều 15, Điều 16, Điều 17 Mục 3; Điều 21, Điều 21a, Điều 22, Điều 23 Mục 5; Điều 25, Điều 26, Điều 27 và Điều 28 Mục 6; Điều 30 Mục 7; Điều 32, Điều 33, Điều 34, Điều 35 và Điều 36 Mục 8 Chương II theo thẩm quyền quy định tại Điều 37 Nghị định này trong phạm vi địa bàn quản lý.
...
Đồng thời, theo khoản 1 Điều 37 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 31 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm a, điểm b và điểm c khoản 1 Điều 2b Nghị định này.
...
Bên cạnh đó, tại khoản 3 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền
...
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh tại Mục 9 Chương II, Mục 2 Chương III Nghị định này là thẩm quyền đối với cá nhân; thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như đã phân tích ở trên, doanh nghiệp công nghiệp được Nhà nước giao các trang thiết bị mà không ghi sổ theo dõi về tình hình sử dụng và biến động của trang thiết bị được giao thì bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Như vậy, theo các quy định trên thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp vi phạm.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền lập biên bản vi phạm hành chính với doanh nghiệp công nghiệp không ghi sổ theo dõi tình hình sử dụng của trang thiết bị được Nhà nước giao không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 120/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng
1. Những người có thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 37, Điều 38, Điều 39, Điều 40, Điều 41, Điều 42 của Nghị định này.
...
Theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt doanh nghiệp công nghiệp được Nhà nước giao các trang thiết bị mà không ghi sổ theo dõi về tình hình sử dụng và biến động của trang thiết bị được giao nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền lập biên bản vi phạm hành chính với doanh nghiệp công nghiệp này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.