Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép nhập khẩu phân phối phần mềm không? Nhập khẩu phân phối mặt hàng nào?

Công ty A là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI), dự định nhận sản xuất phần mềm quản lý đặc biệt cho một khách hàng tại Việt Nam. Tuy nhiên, toàn bộ hoạt động sản xuất phần mềm, Công ty sẽ thuê một công ty đối tác ở nước ngoài thực hiện, không giới hạn việc thiết kế, lập trình, cài đặt từ xa, bảo hành. Công ty chỉ nhận phần mềm từ đối tác nước ngoài (chứa đựng trong một đĩa mềm CD hoặc USB) để giao cho khách hàng tại Việt Nam. Vậy Công ty có được thực hiện hoạt động nhập khẩu phân phối phần mềm tại Việt Nam không?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam có được phép hoạt động khi không đăng ký giấy phép kinh doanh?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI) hoạt động thương mại cần được cấp giấy phép kinh doanh, giấy phép lập cơ sở bán lẻ. Nhưng có một số trường hợp quy định tại Điều 6 Nghị định 09/2018/NĐ-CP không phải cấp Giấy phép kinh doanh như sau:

"Điều 6. Các trường hợp không phải cấp Giấy phép kinh doanh
1. Ngoài các hoạt động thuộc trường hợp phải cấp Giấy phép kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế thuộc trường hợp quy định tại điểm b và c khoản 1 Điều 23 Luật đầu tư được quyền thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định này sau khi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp.
2. Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường, đăng ký thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa quy định tại khoản 1 Điều này, cơ quan nhà nước có thẩm quyền lấy ý kiến Bộ Công Thương trước khi cấp, thay đổi đăng ký thực hiện các hoạt động đó tại các giấy tờ có liên quan theo quy định của Luật đầu tư, Luật doanh nghiệp."

Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI) thực hiện hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại khoản 1 Điều 5 Nghị định này thì không thuộc trường hợp cấp Giấy phép kinh doanh.

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài có quyền nhập khẩu phân phối hàng hóa không?

Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 09/2018/NĐ-CP giải thích một số từ ngữ như sau:

"Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa bao gồm các hoạt động sau đây:
a) Thực hiện quyền xuất khẩu;
b) Thực hiện quyền nhập khẩu;
c) Thực hiện quyền phân phối;
d) Cung cấp dịch vụ giám định thương mại;
đ) Cung cấp dịch vụ logistics;
e) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính;
g) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;
h) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;
i) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;
k) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
2. Quyền xuất khẩu là quyền mua hàng hóa tại Việt Nam để xuất khẩu, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa xuất khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến xuất khẩu. Quyền xuất khẩu không bao gồm quyền mua hàng hóa từ các đối tượng không phải là thương nhân để xuất khẩu, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
3. Quyền nhập khẩu là quyền được nhập khẩu hàng hóa từ nước ngoài vào Việt Nam để bán cho thương nhân có quyền phân phối hàng hóa đó tại Việt Nam, bao gồm quyền đứng tên trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu để thực hiện và chịu trách nhiệm về các thủ tục liên quan đến nhập khẩu. Quyền nhập khẩu không bao gồm quyền tổ chức hoặc tham gia hệ thống phân phối hàng hóa tại Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam hoặc Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.
4. Phân phối là các hoạt động bán buôn, bán lẻ, đại lý bán hàng hóa và nhượng quyền thương mại.
5. Quyền phân phối là quyền thực hiện trực tiếp các hoạt động phân phối."

Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được phép nhập khẩu phân phối hàng hóa trong danh mục được phép xuất nhập khẩu quy định bởi Bộ Công Thương.

doanh nghiệp có vốn đầu tư

Doanh nghiệp FDI có được phép hoạt động khi không đăng ký giấy phép kinh doanh?

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được phép nhập khẩu phân phối phần mềm không?

Căn cứ tại Điều 2 Thông tư 34/2013/TT-BCT quy định như sau:

"Điều 2. Thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
1. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện quyền xuất khẩu đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục số 01 của Thông tư này.
2. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện quyền nhập khẩu đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục số 02 của Thông tư này.
3. Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam được thực hiện quyền phân phối đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục số 03 của Thông tư này.
4. Việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, quyền phân phối của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam phải tuân thủ theo các quy định tại Thông tư này và các quy định của văn bản quy phạm pháp luật hiện hành khác có liên quan."

Quy định theo Điều 3 Thông tư 34/2013/TT-BCT quy định như sau:

"Điều 3. Nguyên tắc sử dụng danh mục hàng hóa
1. Việc phân loại hàng hóa nêu tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 của Thông tư này thực hiện theo Danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam ban hành kèm theo Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính.
2. Trường hợp Thông tư số 156/2011/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tài chính được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì thực hiện theo quy định sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế tương ứng.

Về nguyên tắc, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chỉ được thực hiện quyền nhập khẩu, phân phối đối với hàng hóa không thuộc danh mục hàng hóa quy định tại Phụ lục số 01, Phụ lục số 02 của Thông tư này.

Theo điều khoản trên hàng hóa là đĩa, băng và các phương tiện lưu trữ thông tin đã ghi âm thanh hoặc ghi các hiện tượng tương tự khác, kể cả khuôn và vật chủ (gốc) để sản xuất băng, đĩa... tại phụ lục 02.

Nên doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (FDI) không được thực hiện quyền nhập khẩu; vật phẩm đã ghi hình trên mọi chất liệu là hàng hóa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không được thực hiện quyền phân phối.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Hoàng Thanh Thanh Huyền Lưu bài viết
32,408 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào