Doanh nghiệp có vai trò gì khi quyết định mục đích xử lý dữ liệu cá nhân của người lao động trên nền tảng hệ thống của mình?

Doanh nghiệp cần thu thập và lưu trữ dữ liệu cá nhân của người lao động để phục vụ cho việc giao kết hợp đồng lao động và việc thu thập, lưu trữ được thực hiện trên nền tảng hệ thống của doanh nghiệp. Vậy doanh nghiệp có phải là Bên kiểm soát dữ liệu cá nhân hay không? Câu hỏi của anh G.L.Q đến từ TP.HCM.

Doanh nghiệp sẽ đóng vai trò gì trong việc quyết định mục đích xử lý dữ liệu cá nhân của người lao động trên nền tảng hệ thống của mình?

Kiểm soát dữ liệu cá nhân

Doanh nghiệp sẽ đóng vai trò gì trong việc quyết định mục đích xử lý dữ liệu cá nhân của người lao động trên nền tảng hệ thống của mình?(Hình từ Internet)

Căn cứ tại Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa về Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân cụ thể như sau:

7. Xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan.
...
9. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân quyết định mục đích và phương tiện xử lý dữ liệu cá nhân.
10. Bên Xử lý dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân thực hiện việc xử lý dữ liệu thay mặt cho Bên Kiểm soát dữ liệu, thông qua một hợp đồng hoặc thỏa thuận với Bên Kiểm soát dữ liệu.

Đối chiếu với quy định trên, trong trường hợp này:

- Thứ nhất, Doanh nghiệp cần thu thập và lưu trữ dữ liệu cá nhân của người lao động để phục vụ cho việc giao kết hợp đồng lao động. Điều này cho thấy Doanh nghiệp là bên sẽ quyết định mục đích việc xử lý dữ liệu cá nhân của người lao động - phục vụ cho việc giao kết hợp đồng lao động.

- Thứ hai, việc thu thập, lưu trữ dữ liệu cá nhân của người lao động được thực hiện trên nền tảng hệ thống của doanh nghiệp. Do đó, doanh nghiệp cũng là bên quyết định phương tiện xử lý dữ liệu.

Từ các phân tích trên, có thể thấy được rằng, doanh nghiệp đang đóng vai trò là Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân theo quy định của pháp luật.

Bởi, Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân quyết định mục đích và phương tiện xử lý dữ liệu cá nhân.

Khi doanh nghiệp trực tiếp xử lý dữ liệu cá nhân của người lao động do mình lưu trữ trên hệ thống thì vai trò của doanh nghiệp là gì?

Căn cứ tại khoản 10 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP và đồng thời như đã phân tích ở trên, trong trường hợp doanh nghiệp vừa quyết định mục đích, phương tiện và trực tiếp xử lý dữ liệu cá nhân của người lao động, thì doanh nghiệp đang đóng vai trò là Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân.

Bởi, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu cá nhân là tổ chức, cá nhân đồng thời quyết định mục đích, phương tiện và trực tiếp xử lý dữ liệu cá nhân.

Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu có trách nhiệm ghi lại nhật ký hệ thống quá trình xử lý dữ liệu cá nhân không?

Căn cứ tại Điều 40 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về trách nhiệm của Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu như sau:

Trách nhiệm của Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu
Thực hiện đầy đủ các quy định về trách nhiệm của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân và Bên Xử lý dữ liệu cá nhân.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 2 Điều 38 Nghị định 13/2023/NĐ-CP về trách nhiệm của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân như sau:

Trách nhiệm của Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân
1. Thực hiện các biện pháp tổ chức và kỹ thuật cùng các biện pháp an toàn, bảo mật phù hợp để chứng minh các hoạt động xử lý dữ liệu đã được thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân, rà soát và cập nhật các biện pháp này khi cần thiết.
2. Ghi lại và lưu trữ nhật ký hệ thống quá trình xử lý dữ liệu cá nhân.
3. Thông báo hành vi vi phạm quy định về bảo vệ dữ liệu cá nhân theo quy định tại Điều 23 Nghị định này.
4. Lựa chọn Bên Xử lý dữ liệu cá nhân phù hợp với nhiệm vụ rõ ràng và chỉ làm việc với Bên Xử lý dữ liệu cá nhân có các biện pháp bảo vệ phù hợp.
5. Bảo đảm các quyền của chủ thể dữ liệu theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
6. Bên Kiểm soát dữ liệu cá nhân chịu trách nhiệm trước chủ thể dữ liệu về các thiệt hại do quá trình xử lý dữ liệu cá nhân gây ra.
7. Phối hợp với Bộ Công an, cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong bảo vệ dữ liệu cá nhân, cung cấp thông tin phục vụ điều tra, xử lý hành vi vi phạm quy định của pháp luật về bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Theo đó, Bên Kiểm soát và xử lý dữ liệu có trách nhiệm ghi lại nhật ký hệ thống quá trình xử lý dữ liệu cá nhân.

Trong đó, xử lý dữ liệu cá nhân là một hoặc nhiều hoạt động tác động tới dữ liệu cá nhân, như: thu thập, ghi, phân tích, xác nhận, lưu trữ, chỉnh sửa, công khai, kết hợp, truy cập, truy xuất, thu hồi, mã hóa, giải mã, sao chép, chia sẻ, truyền đưa, cung cấp, chuyển giao, xóa, hủy dữ liệu cá nhân hoặc các hành động khác có liên quan.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,243 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào