Doanh nghiệp có nghĩa vụ xác nhận thực tập cho sinh viên thực tập hay không? Mẫu đơn xác nhận thực tập là mẫu nào?

Cho hỏi: Sinh viên thực tập tại doanh nghiệp có được hưởng lương hay không? Doanh nghiệp có nghĩa vụ xác nhận thực tập cho sinh viên thực tập hay không? Mẫu đơn xác nhận thực tập là mẫu nào? câu hỏi của chị H.L.M (Hồ Chí Minh).

Doanh nghiệp có nghĩa vụ xác nhận thực tập cho sinh viên thực tập hay không? Mẫu đơn xác nhận thực tập là mẫu nào?

Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong hoạt động giáo dục được quy định tại Điều 93 Luật Giáo dục 2019 như sau:

Trách nhiệm của xã hội
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm sau đây:
a) Hỗ trợ, hợp tác với nhà trường tổ chức các hoạt động giáo dục và nghiên cứu khoa học; tạo điều kiện cho nhà giáo và người học tham quan, hoạt động trải nghiệm, thực tập, nghiên cứu khoa học;
b) Tham gia xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, ngăn chặn hoạt động có ảnh hưởng xấu đến người học;
c) Tạo điều kiện để công dân trong độ tuổi quy định thực hiện nghĩa vụ học tập để thực hiện phổ cập giáo dục, hoàn thành giáo dục bắt buộc để người học được vui chơi, hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao lành mạnh;
d) Hỗ trợ các nguồn lực cho phát triển sự nghiệp giáo dục theo khả năng của mình.
2. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận có trách nhiệm động viên toàn dân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục.
3. Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh có trách nhiệm phối hợp với nhà trường giáo dục, vận động thanh niên, thiếu niên và nhi đồng gương mẫu trong học tập, rèn luyện và tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục.

Theo đó, một trong những trách nhiệm của doanh nghiệp là tạo điều kiện cho sinh viên thực tập, có các hoạt động trải nghiệm, nghiên cứu khoa học.

Như vậy pháp luật chỉ khuyến khích doanh nghiệp tạo điều kiện để sinh viên có môi trường để thực tập, trải nghiệm thực tế với công việc mà không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải xác nhận thực tập sau khi sinh viên hoàn thành thực tập tại doanh nghiệp.

Về mẫu đơn xin xác nhận thực tập, hiện nay pháp luật chưa có quy định cụ thể về mẫu đơn này, dưới đây là mẫu đơn tham khảo:

Tải về Mẫu đơn xin xác nhận thực tập.

Doanh nghiệp có nghĩa vụ xác nhận thực tập cho sinh viên thực tập hay không? Mẫu đơn xác nhận thực tập là mẫu nào?

Doanh nghiệp có nghĩa vụ xác nhận thực tập cho sinh viên thực tập hay không? Mẫu đơn xác nhận thực tập là mẫu nào? (hình từ internet)

Sinh viên thực tập tại doanh nghiệp có được hưởng lương hay không?

Pháp luật về lao động hiện nay chưa có quy định về hợp đồng thực tập hay bắt buộc doanh nghiệp phải trả lương thực tập cho sinh viên.

Tuy nhiên nếu doanh nghiệp và sinh viên thực tập thỏa thuận và giao kết một trong hai loại hợp đồng sau thì sinh viên thực tập vẫn có thể nhận được những quyền lợi liên quan.

Thứ nhất có thể kể đến là hợp đồng đào tạo, loại hợp đồng này được quy định tại Điều 62 Bộ luật Lao động 2019, cụ thể như sau:

Hợp đồng đào tạo nghề giữa người sử dụng lao động, người lao động và chi phí đào tạo nghề
1. Hai bên phải ký kết hợp đồng đào tạo nghề trong trường hợp người lao động được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của người sử dụng lao động, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho người sử dụng lao động.
Hợp đồng đào tạo nghề phải làm thành 02 bản, mỗi bên giữ 01 bản.
2. Hợp đồng đào tạo nghề phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Nghề đào tạo;
b) Địa điểm, thời gian và tiền lương trong thời gian đào tạo;
c) Thời hạn cam kết phải làm việc sau khi được đào tạo;
d) Chi phí đào tạo và trách nhiệm hoàn trả chi phí đào tạo;
đ) Trách nhiệm của người sử dụng lao động;
e) Trách nhiệm của người lao động.
3. Chi phí đào tạo bao gồm các khoản chi có chứng từ hợp lệ về chi phí trả cho người dạy, tài liệu học tập, trường, lớp, máy, thiết bị, vật liệu thực hành, các chi phí khác hỗ trợ cho người học và tiền lương, tiền đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người học trong thời gian đi học. Trường hợp người lao động được gửi đi đào tạo ở nước ngoài thì chi phí đào tạo còn bao gồm chi phí đi lại, chi phí sinh hoạt trong thời gian đào tạo.

Với loại hợp đồng này, sinh viên thực tập có thể được được đào tạo nâng cao trình độ, kỹ năng nghề, đào tạo lại ở trong nước hoặc nước ngoài từ kinh phí của doanh nghiệp, kể cả kinh phí do đối tác tài trợ cho doanh nghiệp và một số quyền khác có liên quan.

Hoặc đối với một số sinh viên thực tập có năng lực và doanh nghiệp có định hướng ký hợp đồng lao động thì các bên có thể bắt đầu bằng hợp đồng thử việc (quy định từ Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 đến Điều 27 Bộ luật Lao động 2019).

Với hợp đồng thử việc, quyền và nghĩa vụ sẽ do các bên tự thỏa thuận, tuy nhiên với loại hợp đồng này thì sinh viên thực tập sẽ có lương, và mức lương thử việc sẽ được đảm bảo phải từ 85% mức lương của công việc đó nếu làm chính thức.

Ngoài ra, sau thời gian ký hợp đồng thử việc, nếu sinh viên thực tập đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp thì có thể được ký hợp đồng lao động và hưởng đầy đủ các quyền lợi liên quan đến loại hợp đồng này.

Lưu ý: Trong thời gian ký hợp đồng thử việc, sinh viên có quyền nghỉ ngang mà không cần báo trước cho doanh nghiệp cũng như không phải bồi thường, trừ khi các bên có thỏa thuận khác.

Trường hợp sinh viên thực tập ký hợp đồng thử việc với doanh nghiệp thì sau bao lâu sẽ ký hợp đồng lao động?

Thời gian thử việc được quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Thời gian thử việc
Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:
1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;
4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Đồng thời tại Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Kết thúc thời gian thử việc
1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.
Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.
Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.
2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Theo quy định này, sau thời gian thử việc được quy định tại Điều 25 Bộ luật Lao động 2019, nếu sinh viên thực tập đạt yêu cầu thì doanh nghiệp phải giao kết hợp đồng lao động với sinh viên này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
14,169 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào