Doanh nghiệp có được lấy hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam làm hình ảnh trong nội dung con dấu của doanh nghiệp hay không?

Tôi có thắc mắc là theo quy định hiện nay thì doanh nghiệp có quyền quyết định nội dung con dấu hay không? Nếu có thì doanh nghiệp có được lấy hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam làm hình ảnh trong nội dung con dấu của doanh nghiệp hay không? - câu hỏi của anh Lâm (Cần Thơ)

Doanh nghiệp có quyền quyết định nội dung con dấu hay không?

Theo khoản 2 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:

Dấu của doanh nghiệp
...
2. Doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.
3. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Căn cứ trên quy định doanh nghiệp quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện và đơn vị khác của doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định trên thì doanh nghiệp có quyền quyết định nội dung con dấu.

Lưu ý: Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành. Doanh nghiệp sử dụng dấu trong các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp có được lấy hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam làm hình ảnh trong nội dung con dấu hay không?

Theo khoản 1 Điều 43 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định về con dấu của doanh nghiệp như sau:

Dấu của doanh nghiệp
1. Dấu bao gồm dấu được làm tại cơ sở khắc dấu hoặc dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
...

Căn cứ theo quy định nêu trên thì dấu của doanh nghiệp bao gồm:

- Dấu được làm tại cơ sở khắc dấu;

- Dấu dưới hình thức chữ ký số theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

Theo khoản 6 Điều 3 Nghị định 130/2018/NĐ-CP có quy định chữ ký số là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:

Mặt khác, theo điểm a khoản 1 Điều 14 Nghị định 96/2015/NĐ-CP (đã hết hiệu lực từ ngày 01/04/2021) quy định những hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp như sau:

Hình ảnh, ngôn ngữ không được sử dụng trong nội dung mẫu con dấu
1. Doanh nghiệp không được sử dụng những hình ảnh, từ ngữ, ký hiệu sau đây trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu:
a) Quốc kỳ, Quốc huy, Đảng kỳ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
b) Hình ảnh, biểu tượng, tên của nhà nước, cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp.
c) Từ ngữ, ký hiệu và hình ảnh vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong, mỹ tục của dân tộc Việt Nam.
...

Như vậy, theo quy định trước đây (trước ngày 01/04/2021) thì doanh nghiệp không được sử dụng những hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam trong nội dung hoặc làm hình thức mẫu con dấu.

Tuy nhiên, hiện nay tại Nghị định 47/2021/NĐ-CP (thay thế Nghị định 96/2015/NĐ-CP) không có quy định rõ về việc có được sử dụng hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam trong nội dung mẫu con dấu của doanh nghiệp.

Cho nên, khi doanh nghiệp lấy hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam làm hình ảnh trong nội dung con dấu của doanh nghiệp mình cần chú ý đến việc có phù hợp với các quy định của pháp luật có liên quan về con dấu hay không.

Con dấu doanh nghiệp có hình Quốc kỳ Việt Nam

Doanh nghiệp có được lấy hình ảnh Quốc kỳ Việt Nam làm hình ảnh trong nội dung con dấu hay không? (Hình từ Internet)

Quốc kỳ Việt Nam được quy định như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 13 Hiến pháp 2013 quy định về Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như sau:

Điều 13.
1. Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.
2. Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam hình tròn, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh, xung quanh có bông lúa, ở dưới có nửa bánh xe răng và dòng chữ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Quốc ca nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhạc và lời của bài Tiến quân ca.
4. Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là ngày Tuyên ngôn độc lập 2 tháng 9 năm 1945.
5. Thủ đô nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là Hà Nội.

Theo quy định nêu trên thì Quốc kỳ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi là Quốc kỳ Việt Nam) hình chữ nhật, chiều rộng bằng hai phần ba chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,349 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào