Doanh nghiệp có bắt buộc phải trả phụ cấp trách nhiệm cho mạng lưới an toàn, vệ sinh viên hay không?

Tôi có câu hỏi mong muốn được giải đáp như sau mặc dù công ty tôi có thành lập mạng lưới an toàn, vệ sinh viên nhưng công lại không chi trả phụ cấp trách nhiệm cho mạng lưới an toàn, vệ sinh viên thì có đúng với quy định của pháp luật hay không? Câu hỏi của anh H. (Hậu Giang).

An toàn, vệ sinh viên là ai?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 có quy định về an toàn vệ sinh viên như sau:

An toàn, vệ sinh viên
1. Mỗi tổ sản xuất trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc. Người sử dụng lao động ra quyết định thành lập và ban hành quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên sau khi thống nhất ý kiến với Ban chấp hành công đoàn cơ sở nếu cơ sở sản xuất, kinh doanh đã thành lập Ban chấp hành công đoàn cơ sở.
2. An toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.

Như vậy, an toàn, vệ sinh viên là người lao động trực tiếp, am hiểu chuyên môn và kỹ thuật an toàn, vệ sinh lao động; tự nguyện và gương mẫu trong việc chấp hành các quy định an toàn, vệ sinh lao động và được người lao động trong tổ bầu ra.

Ngoài ra, trong mỗi tổ sản xuất của các cơ sở sản xuất, kinh doanh phải có ít nhất một an toàn, vệ sinh viên kiêm nhiệm trong giờ làm việc.

An toàn, vệ sinh viên

An toàn, vệ sinh viên (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp có bắt buộc phải trả phụ cấp trách nhiệm cho mạng lưới an toàn, vệ sinh viên hay không?

Căn cứ theo điểm b khoản 5 Điều 74 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 về các quyền của an toàn, vệ sinh viên như sau:

An toàn, vệ sinh viên
....
5. An toàn, vệ sinh viên có quyền sau đây:
a) Được cung cấp thông tin đầy đủ về biện pháp mà người sử dụng lao động tiến hành để bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc;
b) Được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.
Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên;
c) Yêu cầu người lao động trong tổ ngừng làm việc để thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, nếu thấy có nguy cơ trực tiếp gây sự cố, tai nạn lao động và chịu trách nhiệm về quyết định đó;
d) Được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, phương pháp hoạt động.

Như vậy, an toàn, vệ sinh viên được dành một phần thời gian làm việc để thực hiện các nhiệm vụ của an toàn, vệ sinh viên nhưng vẫn được trả lương cho thời gian thực hiện nhiệm vụ và được hưởng phụ cấp trách nhiệm.

Mức phụ cấp trách nhiệm do doanh nghiệp và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

Doanh nghiệp không trả phụ cấp trách nhiệm cho an toàn, vệ sinh viên thì bị xử phạt như thế nào?

Có thể thấy, ngoài mức lương cho công việc thực hiện thì an toàn, vệ sinh viên còn được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Khoản tiền này được xem như khoản phụ cấp lương của an toàn, vệ sinh viên.

Trường hợp doanh nghiệp không trả phụ cấp trách nhiệm cho an toàn, vệ sinh viên, doanh nghiệp có thể bị xem là không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong Hợp đồng lao động.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP vi phạm quy định về tiền lương

Vi phạm quy định về tiền lương
....
2. Phạt tiền đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền lương cho người lao động theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm thêm giờ; không trả hoặc trả không đủ tiền lương làm việc vào ban đêm;...
a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.

Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

Như vậy, doanh nghiệp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tùy theo số lượng an toàn, vệ sinh viên bị vi phạm.

Tóm lại, an toàn, vệ sinh viên được hưởng phụ cấp trách nhiệm. Mức phụ cấp trách nhiệm do người sử dụng lao động và Ban chấp hành công đoàn cơ sở thống nhất thỏa thuận và được ghi trong quy chế hoạt động của mạng lưới an toàn, vệ sinh viên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,589 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào