Doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu đăng ký tờ khai hải quan ở đâu và thực hiện thủ tục hải quan như thế nào?
Doanh nghiệp là người khai hải quan có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp là người khai hải quan như sau:
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 18 Luật Hải quan; Điều 6, Điều 7, Điều 30 Luật Quản lý thuế 78/2006/QH11 được sửa đổi, bổ sung tại khoản 3, khoản 4 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế 21/2012/QH13; Điều 5 Nghị định 83/2013/NĐ-CP, người khai hải quan có trách nhiệm trong việc khai hải quan, khai bổ sung và sử dụng hàng hóa theo mục đích kê khai như sau:
- Tự kê khai đầy đủ, chính xác, trung thực các tiêu chí trên tờ khai hải quan và các chứng từ phải nộp, phải xuất trình theo quy định của pháp luật, các yếu tố làm căn cứ, liên quan đến tính thuế hoặc miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, xét hoàn thuế, không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường (trừ việc kê khai thuế suất, số tiền thuế phải nộp đối với hàng hóa thuộc đối tượng không chịu thuế);
- Tự xác định, chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kê khai số tiền thuế phải nộp; số tiền thuế được miễn thuế, xét miễn thuế, xét giảm thuế, hoàn thuế hoặc không thu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường theo đúng quy định của pháp luật; kê khai số tiền thuế phải nộp trên giấy nộp tiền theo quy định của Bộ Tài chính về thu, nộp thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu;
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kê khai thuộc đối tượng không chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng, thuế bảo vệ môi trường hoặc miễn thuế, xét miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hoặc áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan và đã được xử lý theo kê khai nhưng sau đó có thay đổi về đối tượng không chịu thuế hoặc mục đích được miễn thuế, xét miễn thuế, áp dụng thuế suất ưu đãi, ưu đãi đặc biệt, mức thuế theo hạn ngạch thuế quan; hàng hóa là nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất hàng hoá xuất khẩu và hàng hóa tạm nhập - tái xuất chuyển tiêu thụ nội địa thì người nộp thuế phải thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa theo quy định tại Điều 21 Thông tư này;
- Cử người đại diện khi làm thủ tục hải quan và các thủ tục hành chính khác với cơ quan hải quan.
Hàng hóa của doanh nghiệp khi xuất khẩu, nhập khẩu phải được kiểm tra hải quan như thế nào?
Hàng hóa của doanh nghiệp khi xuất khẩu, nhập khẩu phải được kiểm tra hải quan theo quy định tại Điều 10 Thông tư 38/2015/TT-BTC như sau:
- Nguyên tắc chung:
+ Việc xác định hàng hóa phải kiểm tra thực tế được dựa trên quản lý rủi ro thông qua phân luồng của Hệ thống; Chi cục trưởng Chi cục Hải quan thực hiện quyết định kiểm tra theo thông báo phân luồng của Hệ thống và kiểm tra ngẫu nhiên đánh giá sự tuân thủ của người khai hải quan theo quy định, hướng dẫn của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan; trên cơ sở đó thực hiện việc kiểm tra thực tế hàng hóa theo quy định tại Điều 29 Thông tư này.
+ Việc kiểm tra hàng hóa thuộc diện quản lý chuyên ngành được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành; thực hiện kiểm tra thực tế toàn bộ lô hàng đối với trường hợp có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan.
- Việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp ưu tiên được thực hiện theo Thông tư riêng của Bộ Tài chính.
- Việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp tuân thủ được thực hiện như sau:
+ Kiểm tra trực tiếp hồ sơ trong các trường hợp:
++ Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan;
++ Lựa chọn không quá 5% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro;
++ Hàng hóa theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra trực tiếp hồ sơ.
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa trong các trường hợp:
++ Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan;
++ Lựa chọn không quá 1% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở phân tích, đánh giá rủi ro;
++ Theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra thực tế hàng hóa.
+ Cơ quan hải quan thực hiện kiểm tra đánh giá tuân thủ đối với doanh nghiệp tuân thủ theo khoản 2 Điều 11 Thông tư này.
- Việc kiểm tra hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh của doanh nghiệp không tuân thủ được thực hiện như sau:
+ Kiểm tra trực tiếp hồ sơ trong các trường hợp:
++ Có dấu hiệu vi phạm pháp luật về hải quan;
++ Hàng hóa theo quy định của pháp luật chuyên ngành phải kiểm tra trực tiếp hồ sơ;
++ Lựa chọn kiểm tra trực tiếp hồ sơ không quá 50% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro.
+ Kiểm tra thực tế hàng hóa trong các trường hợp:
++ Quy định tại điểm b.1, b.3 khoản 3 Điều này;
++ Lựa chọn kiểm tra thực tế hàng hóa tối thiểu 20% trên tổng tờ khai hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trên cơ sở kết quả phân tích, đánh giá rủi ro.
Doanh nghiệp chế nhập khẩu hàng hóa từ nội địa
Doanh nghiệp chế nhập khẩu hàng hóa từ nội địa thực hiện thủ tục hải quan ở đâu và như thế nào?
Căn cứ Điều 19 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định về địa điểm đăng ký tờ khai hải quan của doanh nghiệp như sau:
- Hàng hóa xuất khẩu được đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi có cơ sở sản xuất hoặc Chi cục Hải quan nơi tập kết hàng hóa xuất khẩu hoặc Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất hàng;
- Hàng hóa nhập khẩu được đăng ký tờ khai tại trụ sở Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến;
- Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo các loại hình một số loại hình cụ thể thì địa điểm đăng ký tờ khai thực hiện theo từng loại hình tương ứng quy định tại Nghị định 08/2015/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư này.
Và tại Điều 77 Thông tư 38/2015/TT-BTC và khoản 53 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC quy định về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất như sau:
- Doanh nghiệp chế xuất (DNCX) được thực hiện mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến hoạt động mua bán hàng hóa tại Việt Nam theo quy định tại Nghị định 23/2007/NĐ-CP phải thực hiện hạch toán riêng, không hạch toán chung vào hoạt động sản xuất; phải bố trí khu vực riêng để lưu giữ hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu theo quyền nhập khẩu, quyền xuất khẩu, quyền phân phối.
- DNCX chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác đối với việc thực hiện hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá theo quy định của pháp luật. Các ưu đãi đầu tư, ưu đãi về thuế và các ưu đãi tài chính khác áp dụng đối với việc sản xuất để xuất khẩu của DNCX không áp dụng đối với hoạt động mua bán hàng hoá và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hoá của DNCX.
- Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này. Ngoài ra, Bộ Tài chính hướng dẫn thêm việc thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của DNCX như sau:
Thủ tục hải quan đối với hàng hóa của DNCX thực hiện quyền xuất khẩu:
+ Hàng hóa mua từ nội địa để xuất khẩu, khi mua từ doanh nghiệp nội địa không phải làm thủ tục hải quan, khi xuất khẩu làm thủ tục như đối với hàng hóa xuất khẩu kinh doanh;
+ Hàng hóa mua từ DNCX khác để xuất khẩu, khi mua từ DNCX thực hiện thủ tục như doanh nghiệp nội địa mua hàng hóa của DNCX, khi xuất khẩu làm thủ tục như đối với hàng hóa xuất khẩu kinh doanh; thực hiện kê khai, tính thuế (nếu có).
- Sử dụng hóa đơn khi mua bán hàng hóa theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu của DNCX
+ DNCX thực hiện đăng ký thuế với cơ quan thuế nội địa để kê khai nộp thuế GTGT cho hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu theo quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu;
+ Khi DNCX mua hàng hóa từ doanh nghiệp nội địa, doanh nghiệp nội địa thực xuất hóa đơn GTGT cho DNCX, trên hóa đơn ghi rõ thuế suất thuế GTGT theo quy định của pháp luật;
+ Khi xuất khẩu, DNCX phát hành hóa đơn như doanh nghiệp nội địa khác có hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài và được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, được hoàn thuế GTGT đầu vào nếu đảm bảo đủ điều kiện quy định về hoàn thuế.”
Như vậy, doanh nghiệp chế xuất mua hàng của doanh nghiệp nội địa tại Yên Bái để xuất khẩu hàng hóa theo quyền xuất khẩu thì doanh nghiệp chế xuất có thể thực hiện đăng ký tờ khai hải quan tại Chi cục Hải quan Yên Bái trong trường hợp Chi cục Hải quan Yên Bái là Chi cục Hải quan cửa khẩu nơi quản lý địa điểm lưu giữ hàng hóa, cảng đích ghi trên vận tải đơn, hợp đồng vận chuyển hoặc Chi cục Hải quan ngoài cửa khẩu nơi doanh nghiệp có trụ sở hoặc nơi hàng hóa được chuyển đến. Doanh nghiệp chế xuất thực hiện quyền xuất khẩu thực hiện thủ tục hải quan theo quy định tại Điều 77 Thông tư 38/2015/TT-BTC và khoản 53 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.