Doanh nghiệp chào bán trái phiếu riêng lẻ trong nước có mệnh giá tối thiểu bao nhiêu theo quy định của pháp luật?
Doanh nghiệp chào bán trái phiếu riêng lẻ trong nước có mệnh giá tối thiểu bao nhiêu?
Doanh nghiệp chào bán trái phiếu riêng lẻ trong nước có mệnh giá tối thiểu bao nhiêu cần phải căn cứ vào quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 153/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 4 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP, nội dung như sau:
Điều kiện, điều khoản cơ bản của trái phiếu
...
4. Mệnh giá trái phiếu
a) Trái phiếu chào bán tại thị trường trong nước, mệnh giá là một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam hoặc bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam.
b) Trái phiếu chào bán ra thị trường quốc tế, mệnh giá thực hiện theo quy định tại thị trường phát hành.
...
Như vậy, trái phiếu riêng lẻ trong nước có mệnh giá tối thiểu được doanh nghiệp chào bán là 100.000.000 (một trăm triệu) đồng Việt Nam hoặc hoặc bội số của một trăm triệu (100.000.000) đồng Việt Nam.
Doanh nghiệp chào bán trái phiếu riêng lẻ trong nước có mệnh giá tối thiểu bao nhiêu theo quy định của pháp luật?(Hình từ Internet)
Doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện của trái phiếu riêng lẻ phát hành trong nước với điều kiện nào?
Doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện của trái phiếu riêng lẻ phát hành trong nước với điều kiện quy định tại Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 3 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 65/2022/NĐ-CP nội dung như sau:
Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu
1. Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.
2. Mục đích phát hành trái phiếu là để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư, cơ cấu lại nợ của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.
3. Đối với phát hành trái phiếu xanh, ngoài các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu phải được hạch toán, quản lý theo dõi riêng và giải ngân cho các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo phương án phát hành đã được phê duyệt.
4. Đối với trái phiếu đã phát hành tại thị trường trong nước, doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu quy định tại Điều 6 Nghị định này khi đáp ứng các quy định sau:
a) Được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua;
b) Được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận;
5. Thông tin về việc thay đổi điều kiện, điều khoản của trái phiếu phải được doanh nghiệp phát hành công bố thông tin bất thường theo quy định tại Điều 22 Nghị định này.
Như vậy, doanh nghiệp chỉ được thay đổi điều kiện của trái phiếu riêng lẻ phát hành trong nước với điều kiện sau:
- Được cấp có thẩm quyền của doanh nghiệp phát hành thông qua;
- Được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
Doanh nghiệp bắt buộc mua lại trái phiếu riêng lẻ trước hạn của nhà đầu tư khi nào?
Doanh nghiệp bắt buộc mua lại trái phiếu riêng lẻ trước hạn của nhà đầu tư trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 153/2020/NĐ-CP nội dung như sau:
Mua lại trái phiếu trước hạn, hoán đổi trái phiếu
...
3. Các trường hợp mua lại trái phiếu trước hạn bao gồm:
a) Mua lại trước hạn theo thỏa thuận giữa doanh nghiệp phát hành và người sở hữu trái phiếu.
b) Bắt buộc mua lại theo yêu cầu của nhà đầu tư khi:
- Doanh nghiệp phát hành vi phạm pháp luật về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
- Doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án phát hành trái phiếu mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
- Các trường hợp khác được nêu cụ thể tại phương án phát hành trái phiếu quy định tại Điều 13 Nghị định này (nếu có).
4. Quy định tại điểm b khoản 3 Điều này không áp dụng đối với trường hợp trái phiếu bị thu hồi theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Như vậy, doanh nghiệp bắt buộc mua lại trái phiếu riêng lẻ trước hạn của nhà đầu tư trong trường hợp sau:
- Doanh nghiệp phát hành vi phạm pháp luật về chào bán, giao dịch trái phiếu doanh nghiệp theo quyết định của cấp có thẩm quyền mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
- Doanh nghiệp phát hành vi phạm phương án phát hành trái phiếu mà vi phạm đó không thể khắc phục hoặc biện pháp khắc phục không được số người sở hữu trái phiếu đại diện từ 65% tổng số trái phiếu cùng loại đang lưu hành trở lên chấp thuận.
- Các trường hợp khác được nêu cụ thể tại phương án phát hành trái phiếu quy định tại Điều 13 Nghị định này (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.