Doanh nghiệp cảng hàng không cần đảm bảo nhà ga tại cảng hàng không có đủ những khu vực chức năng nào?
Doanh nghiệp cảng hàng không cần đảm bảo nhà ga tại cảng hàng không có đủ những khu vực chức năng nào?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 36/2014/TT-BGTVT thì doanh nghiệp cảng hàng không cần đảm bảo nhà ga tại cảng hàng không, sân bay có đủ những khu vực chức năng như:
- Khu vực làm thủ tục cần thiết theo quy trình phục vụ hành khách, hành lý;
- Khu làm việc của các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan theo chức năng khai thác của nhà ga tại cảng hàng không;
- Khu vực dành cho hành khách không đủ điều kiện nhập cảnh đối với cảng hàng không quốc tế;
- Khu vực hành lý thất lạc;
- Khu vực đặt quầy, thiết bị hướng dẫn thông tin chung cho hành khách;
- Khu vực trợ giúp y tế, sơ cứu ban đầu;
- Khu thương mại, dịch vụ;
- Khu vực dành cho đại diện hãng hàng không tại nhà ga.
Doanh nghiệp cảng hàng không cần đảm bảo nhà ga tại cảng hàng không có đủ những khu vực chức năng nào? (Hình từ Internet)
Dịch vụ phục vụ hàng khách tại cảng hàng không bao gồm những dịch vụ nào?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 36/2014/TT-BGTVT quy định về các dịch vụ tại cảng hàng không như sau:
Xây dựng Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không
1. Hãng hàng không, doanh nghiệp cảng hàng không, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất có trách nhiệm ban hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không.
2. Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không bao gồm các nội dung cơ bản sau:
a) Dịch vụ hành khách tại điểm đi;
b) Dịch vụ đưa hành khách ra tàu bay;
c) Dịch vụ phục vụ hành khách của chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến;
d) Dịch vụ phục vụ hành khách sử dụng các loại dịch vụ đặc biệt;
đ) Dịch vụ phục vụ hành khách, hành lý tại điểm đến, điểm nối chuyến.
3. Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không và các sửa đổi, bổ sung (nếu có) phải được gửi cho Cục Hàng không Việt Nam, Cảng vụ hàng không khu vực để giám sát thực hiện.
Theo đó, dịch vụ phục vụ hành khách tại cảng hàng không bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Dịch vụ hành khách tại điểm đi;
- Dịch vụ đưa hành khách ra tàu bay;
- Dịch vụ phục vụ hành khách của chuyến bay bị chậm, gián đoạn, hủy chuyến;
- Dịch vụ phục vụ hành khách sử dụng các loại dịch vụ đặc biệt;
- Dịch vụ phục vụ hành khách, hành lý tại điểm đến, điểm nối chuyến.
Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm ban hành, tổ chức thực hiện và tuyên truyền, phổ biến Quy trình phục vụ hành khách tại cảng hàng không.
Doanh nghiệp cảng hàng không phải bổ trí số lượng ghế ngồi tại cảng từ bao nhiêu mới đúng với quy định?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 36/2014/TT-BGTVT quy định về dịch vụ hàng khách tại điểm đi của cảng hàng không như sau:
Dịch vụ hành khách tại điểm đi
1. Doanh nghiệp cảng hàng không có trách nhiệm:
a) Đảm bảo diện tích mặt bằng đối với khu vực làm thủ tục và không gian lưu thông tối thiểu 1,2 m2 cho 01 hành khách vào giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga;
b) Cung cấp đủ số lượng quầy làm thủ tục cho hãng hàng không trên cơ sở yêu cầu của hãng hàng không và phù hợp với cơ sở hạ tầng tại nhà ga;
c) Cung cấp đầy đủ bảng hiệu với ngôn ngữ bằng tiếng Việt và tiếng Anh (sử dụng bảng điện tử, màn hình hoặc bảng treo) để hiển thị thông tin về chuyến bay, thời gian đóng quầy dự kiến; bảng thông báo hướng dẫn hành khách về hàng hóa và vật dụng nguy hiểm không được mang theo người, hành lý lên tàu bay, hướng dẫn về các loại giấy tờ cần thiết khi đi tàu bay theo quy định về an ninh hàng không tại quầy làm thủ tục;
d) Đáp ứng diện tích mặt bằng đối với khu vực chờ tại cửa ra tàu bay và không gian lưu thông tối thiểu 0,6 m2 cho 01 hành khách vào giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga;
đ) Bố trí số lượng ghế ngồi tại cảng hàng không như sau: bảo đảm đáp ứng tối thiểu cho 5% tổng số hành khách giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga tại khu vực làm thủ tục; bảo đảm đáp ứng tối thiểu cho 70% tổng số hành khách giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga tại khu vực chờ ra tàu bay; bố trí chỗ ngồi riêng cho người già yếu, phụ nữ có thai, người khuyết tật.
...
Như vậy, doanh nghiệp cảng hàng không phải bảo đảm đáp ứng tối thiểu cho 5% tổng số hành khách giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga tại khu vực làm thủ tục.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải đáp ứng số ghế ngồi tối thiểu cho 70% tổng số hành khách giờ cao điểm theo giới hạn khai thác của nhà ga tại khu vực chờ ra tàu bay; bố trí chỗ ngồi riêng cho người già yếu, phụ nữ có thai, người khuyết tật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.