Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cung cấp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe gồm những nghiệp vụ nào?

Xin hỏi, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cung cấp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe gồm những nghiệp vụ nào? Mong nhận được câu trả lời sớm! Đây là câu hỏi của anh A.K đến từ Phú Yên.

Doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cung cấp bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe gồm những nghiệp vụ nào?

Hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm, nhượng tái bảo hiểm và các hoạt động có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm bao gồm đại lý bảo hiểm, môi giới bảo hiểm, dịch vụ phụ trợ bảo hiểm.

Kinh doanh bảo hiểm là hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô chấp nhận rủi ro của người được bảo hiểm, trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm để doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.

Theo đó có thể thấy bảo hiểm là một biện pháp dự phòng tài chính cho các chủ thể trước những rủi ro có thể xảy ra nhằm kiểm soát rủi ro, hạn chế tổn thất và đảm bảo an toàn cho nền kinh tế.

Và hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cung cấp các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm phi nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe theo quy định tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP bao gồm:

Loại bảo hiểm

Nghiệp vụ bảo hiểm

Bảo hiểm nhân thọ

Điều 3 Nghị định 46/2023/NĐ-CP

1. Bảo hiểm trọn đời.

2. Bảo hiểm sinh kỳ.

3. Bảo hiểm tử kỳ.

4. Bảo hiểm hỗn hợp.

5. Bảo hiểm trả tiền định kỳ.

6. Bảo hiểm liên kết đầu tư (bao gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị)

7. Bảo hiểm hưu trí

Bảo hiểm phi nhân thọ

Điều 4 Nghị định 46/2023/NĐ-CP

Bảo hiểm tài sản.

2. Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.

3. Bảo hiểm hàng không.

4. Bảo hiểm xe cơ giới.

5. Bảo hiểm cháy, nổ.

6. Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu.

7. Bảo hiểm trách nhiệm.

8. Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.

9. Bảo hiểm nông nghiệp.

10. Bảo hiểm bảo lãnh.

11. Bảo hiểm thiệt hại khác.

Bảo hiểm sức khỏe

Điều 5 Nghị định 46/2023/NĐ-CP

1. Bảo hiểm sức khỏe, thân thể.

2. Bảo hiểm chi phí y tế.

Như vậy hiện nay các doanh nghiệp bảo hiểm sẽ cung cấp các nghiệp vụ bảo hiểm nêu trên với từng loại cụ thể.

nghiệp vụ bảo hiểm

Nghiệp vụ bảo hiểm (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ gồm những gì?

Doanh nghiệp bảo hiểm chuyển giao toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm phải nộp Bộ Tài chính 01 bộ hồ sơ được quy định tại khoản 1 Điều 34 Nghị định 46/2023/NĐ-CP bao gồm:

(1) Văn bản đề nghị chuyển giao theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này;

(2) Kế hoạch chuyển giao gồm các nội dung sau:

+ Tên và địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp nhận chuyển giao);

+ Loại nghiệp vụ bảo hiểm và số lượng hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao;

+ Phương thức chuyển giao dự phòng nghiệp vụ và trách nhiệm bảo hiểm liên quan tới các hợp đồng được chuyển giao;

+ Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;

+ Giải trình chi tiết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc đáp ứng yêu cầu tài chính sau khi chuyển giao.

(3) Hợp đồng chuyển giao bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

+ Đối tượng của việc chuyển giao;

+ Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia chuyển giao; Thời gian dự kiến thực hiện việc chuyển giao;

+ Phương thức giải quyết tranh chấp.

(4) Cam kết của doanh nghiệp nhận chuyển giao về việc bảo đảm quyền lợi của bên mua bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao sau khi việc chuyển giao có hiệu lực.

(5) Các tài liệu chứng minh đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 92 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 như sau:

Điều kiện chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm
1. Doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được nhận chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Đang kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm nhận chuyển giao;
b) Bảo đảm tỷ lệ an toàn vốn, khả năng thanh toán theo quy định của Luật này;
c) Bảo đảm điều kiện triển khai nghiệp vụ bảo hiểm sau khi nhận chuyển giao.

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị chuyển giao, Bộ Tài chính có văn bản chấp thuận. Trường hợp từ chối chấp thuận, Bộ Tài chính có văn bản giải thích rõ lý do.

Mẫu văn bản đề nghị chuyển giao toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm?

Mẫu văn bản đề nghị chuyển giao toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định 46/2023/NĐ-CP.

Tải về Mẫu văn bản đề nghị chuyển giao toàn bộ danh mục hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,759 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào