Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải có vốn điều lệ bao nhiêu? Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp này phải có mấy năm kinh nghiệm?

Tôi có một câu hỏi như sau: Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải có vốn điều lệ bao nhiêu? Bên cạnh đó thì chuyên gia tính toán của doanh nghiệp này phải có mấy năm kinh nghiệm? Câu hỏi của chị N.T.T đến từ Bà Rịa - Vũng Tàu.

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải có vốn điều lệ bao nhiêu?

Theo khoản 1 Điều 35 Nghị định 46/2023/NĐ-CP thì doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải có vốn điều lệ tối thiểu như sau:

+ Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ (trừ bảo hiểm liên kết đơn vị, bảo hiểm hưu trí) và bảo hiểm sức khỏe: 750 tỷ đồng Việt Nam.

+ Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí: 1.000 tỷ đồng Việt Nam.

+ Kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí: 1.300 tỷ đồng Việt Nam.

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ (Hình từ Internet)

Chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải có mấy năm kinh nghiệm?

Số năm kinh nghiệm của chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ được quy định tại Điều 29 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Điều kiện, tiêu chuẩn của chuyên gia tính toán (Appointed Actuary) của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe
1. Các tiêu chuẩn chung quy định tại khoản 1 Điều 81 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Được đào tạo, có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 10 năm về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 05 năm kể từ khi là thành viên chính thức (Fellow) của một trong những Hội các nhà tính toán bảo hiểm được quốc tế thừa nhận rộng rãi như: Hội các nhà tính toán bảo hiểm Vương quốc Anh, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Hoa Kỳ, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Úc, Hội các nhà tính toán bảo hiểm Ca-na-đa hoặc Hội các nhà tính toán bảo hiểm là thành viên chính thức của Hội các nhà tính toán bảo hiểm quốc tế.
3. Không vi phạm quy tắc đạo đức hành nghề tính toán bảo hiểm.
4. Là người lao động tại doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe.
5. Cư trú tại Việt Nam trong thời gian đương nhiệm.
6. Quy định tại khoản 2 Điều này không áp dụng đối với các chức danh chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực.

Theo đó, chuyên gia tính toán của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải đáp ứng những điều kiện được quy định tại Điều 29 nêu trên.

Trong đó có điều kiện chuyên gia tính toán phải được đào tạo, có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 10 năm về tính toán trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và có kinh nghiệm làm việc tối thiểu 05 năm kể từ khi là thành viên chính thức (Fellow) của một trong những Hội các nhà tính toán bảo hiểm được quốc tế thừa nhận rộng rãi.

Lưu ý: điều kiện này không áp dụng đối với các chức danh chuyên gia tính toán đã được Bộ Tài chính phê chuẩn trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực (01/07/2023).

Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ có phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm không?

Việc dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ được quy định tại Điều 40 Nghị định 46/2023/NĐ-CP như sau:

Dự phòng nghiệp vụ đối với bảo hiểm nhân thọ
1. Doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp tái bảo hiểm kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài kinh doanh bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.
2. Dự phòng nghiệp vụ bao gồm:
a) Dự phòng toán học: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm đối với những trách nhiệm đã cam kết khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
b) Dự phòng phí chưa được hưởng: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm sẽ phát sinh trong thời gian còn hiệu lực của hợp đồng bảo hiểm trong năm tiếp theo;
c) Dự phòng bồi thường: Được sử dụng để trả tiền cho các sự kiện bảo hiểm đã xảy ra chưa khiếu nại hoặc đã khiếu nại nhưng đến cuối năm tài chính chưa được giải quyết;
d) Dự phòng chia lãi: Được sử dụng để trả lãi mà doanh nghiệp bảo hiểm đã thỏa thuận với bên mua bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm có tham gia chia lãi;
đ) Dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết: Được sử dụng để bảo đảm mức lãi suất cam kết của doanh nghiệp đối với khách hàng theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm hưu trí;
e) Dự phòng bảo đảm cân đối: Được sử dụng để trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm do có biến động lớn về tỷ lệ rủi ro, lãi suất kỹ thuật.
...

Như vậy, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ phải trích lập dự phòng nghiệp vụ cho từng hợp đồng bảo hiểm tương ứng với phần trách nhiệm đã cam kết theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và phải được chuyên gia tính toán của doanh nghiệp, chi nhánh xác nhận.

Dự phòng nghiệp vụ bao gồm: Dự phòng toán học; dự phòng phí chưa được hưởng; dự phòng bồi thường; dự phòng chia lãi; dự phòng bảo đảm lãi suất cam kết; dự phòng bảo đảm cân đối:

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,428 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào