Doanh nghiệp bảo hiểm có bắt buộc phải kiểm tra sức chịu đựng về vốn và khả năng thanh toán hằng năm không?

Doanh nghiệp bảo hiểm có bắt buộc phải kiểm tra sức chịu đựng về vốn và khả năng thanh toán hằng năm không? Căn cứ vào kết quả kiểm tra sức chịu đựng thì doanh nghiệp bảo hiểm phải làm gì theo quy định?

Doanh nghiệp bảo hiểm có bắt buộc phải kiểm tra sức chịu đựng về vốn và khả năng thanh toán hằng năm không?

Căn cứ Điều 7 Thông tư 70/2022/TT-BTC có quy định như sau:

Kiểm tra sức chịu đựng
1. Hàng năm, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về vốn và khả năng thanh toán theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Việc kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện như sau:
a) Lập tối thiểu 02 kịch bản: 01 kịch bản với các điều kiện hoạt động bình thường; 01 kịch bản với các diễn biến bất lợi về tỷ lệ rủi ro bảo hiểm, hoạt động đầu tư, chi phí hoạt động và các yếu tố khác theo đánh giá của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Các kịch bản lựa chọn phải được lập tối thiểu cho 05 năm tài chính tiếp theo và được xây dựng trên cơ sở phân tích số liệu thống kê, thực tế hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, dự báo diễn biến kinh tế vĩ mô;
b) Tính toán tác động của các giả định tới chỉ tiêu vốn, biên khả năng thanh toán và an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài trong từng kịch bản (bao gồm phân tích định lượng và phân tích định tính).
...

Như vậy, theo quy định nêu trên, doanh nghiệp bảo hiểm bắt buộc phải thực hiện kiểm tra sức chịu đựng về vốn và khả năng thanh toán hằng năm.

Theo đó, việc kiểm tra sức chịu đựng được thực hiện như sau:

- Lập tối thiểu 02 kịch bản:

+ 01 kịch bản với các điều kiện hoạt động bình thường;

+ 01 kịch bản với các diễn biến bất lợi về tỷ lệ rủi ro bảo hiểm, hoạt động đầu tư, chi phí hoạt động và các yếu tố khác theo đánh giá của doanh nghiệp bảo hiểm.

Các kịch bản lựa chọn phải được lập tối thiểu cho 05 năm tài chính tiếp theo và được xây dựng trên cơ sở phân tích số liệu thống kê, thực tế hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm.

- Tính toán tác động của các giả định tới chỉ tiêu vốn, biên khả năng thanh toán và an toàn tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm trong từng kịch bản (bao gồm phân tích định lượng và phân tích định tính).

Doanh nghiệp bảo hiểm có bắt buộc phải kiểm tra sức chịu đựng về vốn và khả năng thanh toán hằng năm không?

Doanh nghiệp bảo hiểm có bắt buộc phải kiểm tra sức chịu đựng về vốn và khả năng thanh toán hằng năm không? (Hình từ Internet).

Căn cứ vào kết quả kiểm tra sức chịu đựng thì doanh nghiệp bảo hiểm phải làm gì?

Căn cứ theo khoản 3 Điều 7 Thông tư 70/2022/TT-BTC có quy định như sau:

Kiểm tra sức chịu đựng
...
3. Căn cứ kết quả kiểm tra sức chịu đựng, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài xác định các biện pháp nhằm bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khi có các diễn biến bất lợi (nếu có).

Như vậy, theo quy định nêu trên, căn cứ vào kết quả kiểm tra sức chịu đựng thì doanh nghiệp bảo hiểm phải xác định các biện pháp nhằm bảo đảm duy trì hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm khi có các diễn biến bất lợi (nếu có).

Quy định nội bộ về quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm có bao gồm kiểm tra sức chịu đựng không?

Quy định nội bộ về quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm được quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư 70/2022/TT-BTC như sau:

Chính sách, quy định nội bộ về quản trị rủi ro
Doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải xây dựng các chính sách quản trị rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro như sau:
1. Chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài phải đáp ứng các quy định tại điểm c khoản 2 Điều 86 Luật Kinh doanh bảo hiểm.
2. Các quy định nội bộ về quản trị rủi ro bao gồm các nội dung sau:
a) Chức năng nhiệm vụ, cơ chế phân cấp, thẩm quyền quyết định và trách nhiệm của cá nhân, bộ phận trong hoạt động quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
b) Quy trình xác định, đo lường, theo dõi, giám sát rủi ro liên quan đến các rủi ro trọng yếu; báo cáo trao đổi thông tin, phản hồi về các thay đổi rủi ro và xử lý rủi ro;
c) Các hạn mức rủi ro cụ thể đối với từng loại rủi ro trọng yếu và các rủi ro có liên quan, mối tương quan giữa các rủi ro đó. Các hạn mức rủi ro phải bảo đảm tuân thủ khẩu vị rủi ro và quy định nội bộ về quản trị rủi ro; được đánh giá lại định kỳ tối thiểu một năm một lần và đột xuất khi có thay đổi lớn ảnh hưởng đến rủi ro trong hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;
d) Các biện pháp kiểm soát rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh và kiểm soát các cá nhân, bộ phận tham gia vào các hoạt động đó.
đ) Kiểm tra sức chịu đựng đáp ứng quy định tại Điều 7 Thông tư này.
e) Kế hoạch dự phòng cho các tình huống khẩn cấp xảy ra nhằm bảo đảm tính liên tục trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài. Kế hoạch này phải được Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên của doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, công ty mẹ của chi nhánh nước ngoài thông qua;
g) Cơ chế báo cáo nội bộ về quản trị rủi ro.

Theo đó, quy định nội bộ về quản trị rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm có bao gồm kiểm tra sức chịu đựng.

Doanh nghiệp bảo hiểm TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DOANH NGHIỆP BẢO HIỂM
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tải về mẫu báo cáo hoạt động đầu tư quý, năm của doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe ở đâu? Thời gian gửi báo cáo?
Pháp luật
Giới hạn trách nhiệm bảo hiểm có nằm trong nội dung của hợp đồng bảo hiểm hay không? Phương thức bồi thường cho người thứ ba?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ được cung cấp sản phẩm bảo hiểm vi mô bảo vệ các rủi ro về tính mạng, sức khỏe có thời hạn bao nhiêu năm?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm không được khuyến mại, chiết khấu thanh toán dưới mọi hình thức theo Nghị định 67/2023/NĐ-CP?
Pháp luật
Mẫu Giấy phép điều chỉnh nội dung hoạt động cho doanh nghiệp bảo hiểm là mẫu nào? Giấy phép điều chỉnh được cấp trong bao nhiêu ngày?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm có phải gửi tóm tắt kế hoạch chuyển giao cho từng bên mua bảo hiểm khi chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm không?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm phải có trách nhiệm như thế nào khi người lao động đang thi công mà bị chết do tai nạn lao động?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm đầu tư ra nước ngoài có được sử dụng tiền, tài sản của bên mua bảo hiểm trong nước để bù đắp lỗ cho khoản đầu tư?
Pháp luật
Doanh nghiệp bảo hiểm tổ chức quản trị rủi ro với 03 tuyến bảo vệ độc lập nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Tuyến bảo vệ thứ hai của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm các bộ phận nào theo quy định của pháp luật?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp bảo hiểm
Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
406 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp bảo hiểm

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Doanh nghiệp bảo hiểm

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp văn bản hướng dẫn hoạt động kinh doanh bảo hiểm mới nhất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào