Đoàn kinh tế quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế quốc phòng?
- Đoàn kinh tế quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân trong Khu kinh tế quốc phòng?
- Đoàn kinh tế quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế quốc phòng?
- Có những hình thức nào trong việc giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững trong Khu kinh tế quốc phòng?
Đoàn kinh tế quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân trong Khu kinh tế quốc phòng?
Trách nhiệm của Đoàn kinh tế quốc phòng được quy định tại khoản 3 Điều 30 Nghị định 22/2021/NĐ-CP như sau:
Công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững
...
3. Đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân:
a) Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với chính quyền địa phương rà soát đất ở, đất canh tác trong Khu kinh tế - quốc phòng để sắp xếp, bố trí đủ đất ở, đất sản xuất cho nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai;
b) Tạo điều kiện giúp đồng bào khai hoang để có đủ đất sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình;
c) Phối hợp với chính quyền địa phương, già làng, trưởng bản, vận động nhân dân yên tâm sản xuất, định canh, định cư trên khu đất được giao;
d) Trợ cấp, hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn trong quá trình sản xuất.
4. Bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế - quốc phòng:
a) Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm tham gia bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn; tổ chức thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng; kết hợp giữa bảo vệ và phát triển rừng với chương trình định canh, định cư, bảo vệ môi trường;
b) Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với cơ quan lâm nghiệp địa phương xây dựng dự án, lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao khoán rừng, đất rừng cho nhân dân tổ chức sản xuất.
Như vậy, trong việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân trong Khu kinh tế quốc phòng, Đoàn kinh tế quốc phòng có các trách nhiệm sau đây:
(1) Phối hợp với chính quyền địa phương rà soát đất ở, đất canh tác trong Khu kinh tế - quốc phòng để sắp xếp, bố trí đủ đất ở, đất sản xuất cho nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai;
(2) Tạo điều kiện giúp đồng bào khai hoang để có đủ đất sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình;
(3) Phối hợp với chính quyền địa phương, già làng, trưởng bản, vận động nhân dân yên tâm sản xuất, định canh, định cư trên khu đất được giao;
(4) Trợ cấp, hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn trong quá trình sản xuất.
Đoàn kinh tế quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân trong Khu kinh tế quốc phòng? (Hình từ Internet)
Đoàn kinh tế quốc phòng có trách nhiệm gì trong việc bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế quốc phòng?
Trách nhiệm của Đoàn kinh tế quốc phòng trong việc bảo vệ và phát triển rừng được quy định tại khoản 4 Điều 30 Nghị định 22/2021/NĐ-CP như sau:
Công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững
...
b) Tạo điều kiện giúp đồng bào khai hoang để có đủ đất sản xuất, phát triển kinh tế hộ gia đình;
c) Phối hợp với chính quyền địa phương, già làng, trưởng bản, vận động nhân dân yên tâm sản xuất, định canh, định cư trên khu đất được giao;
d) Trợ cấp, hỗ trợ nhân dân khắc phục khó khăn trong quá trình sản xuất.
4. Bảo vệ và phát triển rừng trong Khu kinh tế - quốc phòng:
a) Đoàn kinh tế - quốc phòng có trách nhiệm tham gia bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn; tổ chức thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng; kết hợp giữa bảo vệ và phát triển rừng với chương trình định canh, định cư, bảo vệ môi trường;
b) Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với cơ quan lâm nghiệp địa phương xây dựng dự án, lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao khoán rừng, đất rừng cho nhân dân tổ chức sản xuất.
Như vậy, trong việc bảo vệ và phát triển rừng, Đoàn kinh tế quốc phòng có các trách nhiệm sau đây:
(1) Tham gia bảo vệ và phát triển rừng, phòng chống cháy rừng trên địa bàn; tổ chức thực hiện các dự án bảo vệ và phát triển rừng;
Kết hợp giữa bảo vệ và phát triển rừng với chương trình định canh, định cư, bảo vệ môi trường;
(2) Đoàn kinh tế quốc phòng phối hợp với cơ quan lâm nghiệp địa phương xây dựng dự án, lập kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, giao khoán rừng, đất rừng cho nhân dân tổ chức sản xuất.
Có những hình thức nào trong việc giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững trong Khu kinh tế quốc phòng?
Các hình thức giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững được quy định tại khoản 2 Điều 30 Nghị định 22/2021/NĐ-CP như sau:
Công tác giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững
...
2. Các hình thức giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững, gồm:
a) Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch;
b) Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ hai đầu để phát triển sản xuất cho nhân dân trong vùng dự án;
c) Tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững cho nhân dân;
d) Đưa văn hóa, y tế về thôn, bản để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, sức khỏe của nhân dân và thực hiện an sinh xã hội;
đ) Tiếp nhận nhân dân nơi khác đến lập nghiệp theo kế hoạch của Chính phủ hoặc địa phương;
e) Các hình thức sản xuất khác.
3. Đảm bảo đất ở, đất sản xuất, hỗ trợ nhân dân:
a) Đoàn kinh tế - quốc phòng phối hợp với chính quyền địa phương rà soát đất ở, đất canh tác trong Khu kinh tế - quốc phòng để sắp xếp, bố trí đủ đất ở, đất sản xuất cho nhân dân theo quy định của pháp luật về đất đai;
...
Như vậy, theo quy định, các hình thức giúp dân tổ chức sản xuất, giảm nghèo bền vững bao gồm:
(1) Xây dựng các công trình dân dụng, giao thông, thủy lợi, điện, nước sạch;
(2) Phối hợp với chính quyền địa phương thực hiện các biện pháp khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư, huấn luyện và chuyển giao kỹ thuật, dịch vụ hai đầu để phát triển sản xuất cho nhân dân trong vùng dự án;
(3) Tham mưu cho chính quyền địa phương thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, dự án để thực hiện mục tiêu ổn định cuộc sống, giảm nghèo bền vững cho nhân dân;
(4) Đưa văn hóa, y tế về thôn, bản để nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần, sức khỏe của nhân dân và thực hiện an sinh xã hội;
(5) Tiếp nhận nhân dân nơi khác đến lập nghiệp theo kế hoạch của Chính phủ hoặc địa phương;
(6) Các hình thức sản xuất khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.