Độ tuổi tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát là bao nhiêu? Có ai được xem xét vào làm công chức Viện kiểm sát mà không cần thi tuyển hay xét tuyển không?

Độ tuổi tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát là bao nhiêu? Có ai được xem xét vào làm công chức Viện kiểm sát mà không cần thi tuyển hay xét tuyển không? Người dân tộc thiểu số có được ưu tiên trong tuyển dụng không? - Câu hỏi của anh Phan Tuấn đến từ Sóc Trăng

Độ tuổi tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát là bao nhiêu?

Căn cứ vào Điều 7 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:

Tiêu chuẩn, điều kiện đăng ký dự tuyển
Người đăng ký dự tuyển công chức, ngoài những điều kiện quy định tại Luật cán bộ, công chức, còn phải bảo đảm các tiêu chuẩn, điều kiện sau tại thời điểm đăng ký:
1. Về chính trị hiện tại, lịch sử chính trị của bản thân và gia đình: Không vi phạm quy định về công tác bảo vệ chính trị nội bộ của Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
2. Về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Có trình độ đại học trở lên đúng chuyên ngành cần tuyển.
Trường hợp vị trí cần tuyển không yêu cầu trình độ đại học hoặc ở địa bàn, vị trí việc làm chuyên ngành khác có khó khăn về nguồn tuyển dụng thì đơn vị tuyển dụng báo cáo Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
3. Về sức khỏe: Có đủ sức khỏe đẻ công tác theo kết luận của cơ quan y tế có thẩm quyền; không bị dị hình, dị tật, khuyết tật; nam cao từ 1,60m, nặng từ 50kg trở lên; nữ cao từ 1,55m, nặng từ 45kg trở lên.
Không áp dụng quy định về chiều cao, cân nặng đối với người được tuyển dụng công chức chuyên môn nghiệp vụ khác.
4. Về tuổi:
a) Không quá 35 tuổi đối với nam và không quá 30 tuổi đối với nữ;
b) Đối với những trường hợp tuyển dụng theo khoản 3 Điều 21 Quy chế này hoặc trường hợp cán bộ, công chức từ ngành khác chuyển đến ngành Kiểm sát nhân dân thì độ tuổi không quá 50 tuổi đối với nam và không quá 45 tuổi đối với nữ và phải đảm bảo đến khi đủ tuổi nghỉ hưu phải có đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện hành của pháp luật.
5. Trong trường hợp đặc biệt, Hội đồng tuyển dụng công chức có thể quy định thêm tiêu chuẩn, điều kiện nhưng phải được Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đồng ý bằng văn bản trước khi thực hiện.

Như vậy, độ tuổi tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát như sau:

- Không quá 35 tuổi đối với nam và không quá 30 tuổi đối với nữ;

- Đối với những trường hợp tuyển dụng theo khoản 3 Điều 21 Quy chế này hoặc trường hợp cán bộ, công chức từ ngành khác chuyển đến ngành Kiểm sát nhân dân thì độ tuổi không quá 50 tuổi đối với nam và không quá 45 tuổi đối với nữ và phải đảm bảo đến khi đủ tuổi nghỉ hưu phải có đủ số năm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định hiện hành của pháp luật.

Độ tuổi tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát là bao nhiêu?

Độ tuổi tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát là bao nhiêu?

(Hình từ Internet)

Người dân tộc thiểu số được ưu tiên trong tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát có đúng không?

Căn cứ vào Điều 8 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:

Ưu tiên trong tuyển dụng
1. Đối tượng và điểm ưu tiên trong tuyển dụng:
a) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, thương binh loại B: được cộng 7,5 điểm vào kết quả điểm thi tuyển, xét tuyển ở vòng 2 quy định tại Điều 13, Điều 15 Quy chế này;
b) Người dân tộc thiểu số, sĩ quan quân đội, sĩ quan công an, quân nhân chuyên nghiệp phục viên, người làm công tác cơ yếu chuyên ngành, học viên tốt nghiệp đào tạo sĩ quan dự bị, tốt nghiệp đào tạo chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã ngành quân sự cơ sở được phong quân hàm sĩ quan dự bị đã đăng ký ngạch sĩ quan dự bị, con liệt sĩ, con thương binh, con bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh, con của thương binh loại B, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, con Anh hùng Lực lượng vũ trang, con Anh hùng Lao động: được cộng 05 điểm vào kết quả thi quy định tại Điều 13, Điều 15 Quy chế này tại vòng 2;
c) Người hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia công an nhân dân, đội viên thanh niên xung phong; người có bố đẻ, mẹ đẻ hoặc bố nuôi, mẹ nuôi được pháp luật công nhận là công chức và người lao động không xác định thời hạn ngành Kiểm sát nhân dân (kể cả những người đã nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội hoặc đã chết): được cộng 2,5 điểm vào kết quả điểm thi quy định tại Điều 13, Điều 15 Quy chế này tại vòng 2.
2. Trường hợp người dự thi tuyển hoặc xét tuyển công chức thuộc nhiều diện ưu tiên quy định tại khoản 1 Điều này thì chỉ được cộng điểm thuộc diện ưu tiên có số điểm cao nhất vào kết quả điểm thi tuyển, xét tuyển tại vòng 2 quy định tại Điều 13, Điều 15 Quy chế này.

Như vậy, người dân tộc thiểu số thuộc vào các đối tượng được ưu tiên trong tuyển dụng công chức của Viện kiểm sát, cụ thể như sau:

- Người dân tộc thiểu số được cộng 05 điểm vào kết quả thi quy định tại Điều 13, Điều 15 Quy chế này tại vòng 2;

Có ai được xem xét vào làm công chức Viện kiểm sát mà không cần thi tuyển hay xét tuyển không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 21 Quy chế tuyển dụng công chức Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 401/QĐ-VKSTC năm 2021 do Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành như sau:

Đối tượng được xem xét tiếp nhận vào làm công chức Viện kiểm sát mà không qua thi tuyển, xét tuyển:

Căn cứ điều kiện, tiêu chuẩn đăng ký dự tuyển công chức tại Điều 7 Quy chế này, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể xem xét, tiếp nhận không qua thi tuyển, xét tuyển vào làm công chức đối với các trường hợp sau:

- Có ít nhất 05 năm công tác ở vị trí việc làm yêu cầu trình độ đào tạo đại học trở lên phù hợp với yêu cầu của vị trí việc làm cần tuyển dụng và có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc (không kể thời gian tập sự, thử việc, nếu có thời gian công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không liên tục mà chưa nhận trợ cấp bảo hiểm xã hội một lần thì được cộng dồn), gồm:

+ Viên chức công tác tại đơn vị sự nghiệp công lập;

+ Cán bộ, công chức cấp xã;

+ Người hưởng lương trong lực lượng vũ trang nhân dân, người làm việc trong tổ chức cơ yếu nhưng không phải là công chức;

+ Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty, Thành viên Hội đồng thành viên, Thành viên Hội đồng quản trị, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng và người đang giữ chức vụ, chức danh quản lý từ cấp phòng trở lên trong doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ, doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết;

+ Người đã từng là cán bộ, công chức từ cấp huyện trở lên sau đó được cấp có thẩm quyền điều động, luân chuyển giữ các vị trí công tác không phải là cán bộ, công chức tại các cơ quan, tổ chức khác.

+ Người tốt nghiệp đại học hệ chính quy đỗ thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trong nước; người tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, loại xuất sắc ở nước ngoài theo chính sách thu hút nhân tài của Nhà nước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
2,441 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào