Độ tuổi bình quân Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp được tính như thế nào?

Độ tuổi bình quân Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp được tính như thế nào? Số lượng Ủy viên của Ban Chấp hành các cấp được quy định là bao nhiêu? Việc bầu bổ sung chức danh Phó Bí thư kiêm nhiệm được áp dụng cho đơn vị nào? - Câu hỏi của chị Ánh (Bình Phước).

Độ tuổi bình quân Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp được tính như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3 Mục IX Hướng dẫn 66-HD/TWĐTN-BTC năm 2021 có quy định độ tuổi bình quân Ban Chấp hành là độ tuổi tính trung bình cộng của tuổi các đồng chí Ủy viên Ban Chấp hành khóa mới.

- Việc xác định độ tuổi tham gia cơ quan lãnh đạo các cấp của Đoàn và các chức danh được tính theo năm, lấy thời điểm tính là năm 2022.

- Ban Chấp hành Đoàn các cấp chủ động báo cáo cấp ủy, rà soát, bổ sung nguồn nhân sự quy hoạch cho nhiệm kỳ mới, đảm bảo độ tuổi bình quân Ban Chấp hành theo quy định sau đây:

+ Cấp cơ sở: Bình quân không quá 29 tuổi.

+ Cấp huyện và tương đương: Bình quân không quá 30 tuổi.

+ Cấp tỉnh: Bình quân không quá 32 tuổi.

* Lưu ý: Đối với cơ sở Đoàn vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo và trong các cơ quan, doanh nghiệp độ tuổi bình quân của Ban Chấp hành có thể cao hơn 01 đến 02 tuổi; cán bộ đoàn trong Quân đội thực hiện theo quy định của ngành.

Độ tuổi bình quân Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp được tính như thế nào?

Độ tuổi bình quân Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp được tính như thế nào? (Hình từ Internet)

Số lượng Ủy viên của Ban Chấp hành Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh các cấp được quy định là bao nhiêu?

Tại tiểu mục 4 Mục IX Hướng dẫn 66-HD/TWĐTN-BTC năm 2021 có quy định về số lượng Ủy viên của ban Chấp hành Đoàn các cấp như sau:

* Chi đoàn và chi đoàn cơ sở

- Có dưới 09 đoàn viên: Đại hội bầu Bí thư; nếu cần thiết thì có thể bầu thêm 01 Phó Bí thư.

- Có từ 09 đoàn viên trở lên: Ban Chấp hành có từ 03 đến 05 Ủy viên, trong đó có Bí thư và 01 Phó Bí thư.

* Đoàn cơ sở: Ban Chấp hành có từ 05 đến 15 Ủy viên. Nếu Ban Chấp hành có dưới 09 Ủy viên thì có Bí thư và 01 Phó Bí thư; có từ 09 Ủy viên trở lên thì bầu Ban Thường vụ gồm Bí thư, Phó Bí thư và các Ủy viên Thường vụ. Đối với các xã, phường, thị trấn có thể có thêm 01 Phó Bí thư kiêm nhiệm.

* Đoàn cấp huyện: Ban Chấp hành Đoàn cấp huyện có từ 15 đến 29 Ủy viên; Ban Thường vụ có từ 05 đến 09 Ủy viên; trường hợp đặc biệt do Ban Thường vụ Trung ương Đoàn hướng dẫn. Trong Ban Thường vụ có Bí thư và các Phó Bí thư. Đối với đoàn tương đương cấp huyện có từ 01 đến 02 Phó Bí thư; đối với đoàn các quận, huyện, thị, thành đoàn có thể có thêm 01 Phó Bí thư kiêm nhiệm.

* Đoàn cấp tỉnh: Ban Chấp hành Đoàn cấp tỉnh có từ 21 đến 41 Ủy viên; Ban Thường vụ có từ 07 đến 13 Ủy viên và tối đa 03 Phó Bí thư.

Bên cạnh đó về:

- Đoàn khối các Cơ quan Trung ương, Đoàn khối các Doanh nghiệp Trung ương, Đoàn Thanh niên Bộ Công an Ban Chấp hành có từ 21 đến 45 Ủy viên; Ban Thường vụ có từ 07 đến 15 Ủy viên và tối đa 03 Phó Bí thư.

- Tỉnh đoàn Thanh Hoá, Tỉnh đoàn Nghệ An được phép bầu tối đa 53 Ủy viên Ban Chấp hành, 17 Ủy viên Ban Thường vụ và tối đa 04 Phó Bí thư.

- Thành đoàn Hà Nội, Thành đoàn thành phố Hồ Chí Minh được phép bầu tối đa 59 Ủy viên Ban Chấp hành, 19 Ủy viên Ban Thường vụ và tối đa 04 Phó Bí thư.

Việc bầu bổ sung chức danh Phó Bí thư kiêm nhiệm được áp dụng cho đơn vị nào?

Tại tiểu mục 5 Mục IX Hướng dẫn 66-HD/TWĐTN-BTC năm 2021 giới thiệu bầu thêm Phó Bí thư kiêm nhiệm như sau:

Về việc giới thiệu bầu thêm Phó Bí thư kiêm nhiệm
Việc bầu bổ sung chức danh Phó Bí thư kiêm nhiệm áp dụng cho một số đoàn cơ sở (xã, phường, thị trấn) và đoàn cấp huyện (quận, huyện, thị, thành đoàn). Tại các địa bàn, đơn vị có số lượng đoàn viên lớn, phân tán hoặc trong công tác lãnh đạo của đoàn có nhiều khó khăn, cần phát huy các cơ cấu của các tổ chức, cơ quan để thúc đẩy công tác đoàn phù hợp với đặc điểm địa phương, Ban Chấp hành báo cáo cấp ủy và đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định về việc áp dụng bầu Phó Bí thư kiêm nhiệm và trao đổi ý kiến với cấp ủy, cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng cán bộ.

Theo đó việc bầu bổ sung chức danh Phó Bí thư kiêm nhiệm áp dụng cho một số đoàn cơ sở (xã, phường, thị trấn) và đoàn cấp huyện (quận, huyện, thị, thành đoàn).

Tại các địa bàn, đơn vị có số lượng đoàn viên lớn, phân tán hoặc trong công tác lãnh đạo của đoàn có nhiều khó khăn, cần phát huy các cơ cấu của các tổ chức, cơ quan để thúc đẩy công tác đoàn phù hợp với đặc điểm địa phương, Ban Chấp hành báo cáo cấp ủy và đoàn cấp trên trực tiếp xem xét quyết định về việc áp dụng bầu Phó Bí thư kiêm nhiệm.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

10,043 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào