Đo lưu chất trong ống dẫn kín thì kỹ thuật đối với đường ống phải đáp những yêu cầu như thế nào?

Đo lưu chất trong ống dẫn kín thì kỹ thuật đối với đường ống phải đáp những yêu cầu như thế nào? Những ống góp này được sử dụng để làm gì? Mong nhận được câu trả lời sớm! Đây là câu hỏi của anh Q.B đến từ Quảng Ninh.

Đo lưu chất trong ống dẫn kín thì kỹ thuật đối với đường ống phải đáp những yêu cầu như thế nào?

Đo lưu chất trong ống dẫn kín thì kỹ thuật đối với đường ống phải đáp những yêu cầu được quy định tại tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9495:2013 (ISO 2186:2007) như sau:

Nguyên lý chung
...
4.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với đường ống
Ống hoặc hệ thống đường ống được lắp đặt giữa thiết bị sơ cấp và thứ cấp cần tuân thủ tiêu chuẩn quốc gia và qui phạm thực hành phù hợp.
CHÚ THÍCH 1 Quy định quốc gia cũng có thể được áp dụng.
Quy định kỹ thuật của hệ thống đường ống cần bao gồm yêu cầu kỹ thuật cho van cách ly (hoặc van chặn) gần nhất với thiết bị sơ cấp. Quy định kỹ thuật cho ống hoặc hệ thống đường ống giữa van cách ly và thiết bị thứ cấp, bao gồm bất cứ van bổ sung nào trong đường ống này, có thể khác với quy định kỹ thuật đường ống đối với van cách ly. Lý do kích thước nhỏ và nhiệt độ thường giới hạn hơn liên quan đến đường ống của thiết bị thứ cấp lý giải cho việc khác biệt này.
Sự thay đổi trong quy định kỹ thuật đường ống giữa phần quá trình và thiết bị (hoặc thứ cấp) thường ở van cách ly quá trình trên đầu nối thứ cấp (xem Hình 1). Nếu đặc tính kỹ thuật đường ống quá trình yêu cầu đầu nối mặt bích, thì đầu cuối của van cách ly được tạo bích và mặt bích đối với phía thứ cấp là đầu nối thiết bị hoặc có thể có ống nối được phê duyệt khác.
CHÚ THÍCH 2 Thử nghiệm thủy tĩnh được chấp thuận có thể được yêu cầu đối với hệ thống đường ống để chứng minh tính toàn vẹn của các bộ phận chứa áp suất của hệ thống đường ống.
CHÚ THÍCH 3 Một số hệ thống lắp đặt yêu cầu khoảng dự phòng cho "tay đòn" của mối nối quá trình. Đó là việc dùng một thanh đòn hoặc các thiết bị vật lý khác để loại bỏ vật liệu chặn dòng lưu chất tự do trong ống dẫn tín hiệu. Áp dụng các biện pháp dự phòng an toàn.
CHÚ DẪN
1 Phía sơ cấp
2 Phía thứ cấp
3 Thay đổi về đặc tính kỹ thuật, tại đó các đặc tính kỹ thuật của đường ống thay đổi giữa thiết bị sơ cấp và thứ cấp
4 Đường ống chảy đầy
5 Thiết bị tạo đầu sơ cấp
6 Van cách ly
7 Ống nối đường dẫn tín hiệu
8 Ống góp
9 Thiết bị sơ cấp
10 Van xả
11 Vị trí dự phòng của van cân bằng
Hình 1 - Lắp đặt được ưu tiên, thiết bị sơ cấp và thứ cấp ở cùng mặt chiếu

Theo đó, đo lưu chất trong ống dẫn kín thì kỹ thuật đối với đường ống phải đáp những yêu cầu cụ thể trên.

đo lưu chất

Đo lưu chất trong ống dẫn kín (Hình từ Internet)

Những ống góp trong thực hiện đo lưu chất trong ống dẫn kín được sử dụng để làm gì?

Những ống góp trong thực hiện đo lưu chất trong ống dẫn kín được sử dụng để làm những công việc được quy định tại tiểu mục 4.4 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9495:2013 (ISO 2186:2007) như sau:

- Để cách ly thiết bị với đường dẫn tín hiệu;

- Để mở một đường dẫn giữa phía áp suất cao với phía áp suất thấp của thiết bị thứ cấp. Thiết bị thứ cấp trạng thái "không" (không có tín hiệu dòng) có thể được điều chỉnh tại áp suất vận hành với một van chặn đóng và van bướm mở;

- Để xả hoặc thông hơi thiết bị thứ cấp và /hoặc đường ống xung tới lỗ xả hoặc ra ngoài khí quyển.

Ống góp được chế tạo có thể giảm chi phí và tiết kiệm không gian. Ống góp kết hợp các van theo yêu cầu và các mối nối thành một cụm chi tiết. Ống góp phải được lắp đặt theo hướng nhà sản xuất quy định để tránh các sai lỗi có thể gây ra bởi các túi khí hoặc chất lỏng trong thân thiết bị.

Khi chọn van cách ly để thực hiện đo lưu chất trong ống dẫn kín cần lưu ý những vấn đề gì?

Khi chọn van cách ly để thực hiện đo lưu chất trong ống dẫn kín cần lưu ý những vấn đề được quy định tại tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9495:2013 (ISO 2186:2007) như sau:

- Van được chọn phù hợp với nhiệt độ và áp suất theo thiết kế của ống.

- Phải lựa chọn kỹ van và bao bọc, đặc biệt đối với trường hợp lưu chất gây ăn mòn hoặc nguy hiểm hoặc có các chất khí như ôxy.

- Van phải được lựa chọn để không ảnh hưởng đến việc truyền tín hiệu áp suất, đặc biệt khi tín hiệu đó dễ bị thay đổi.

Nên sử dụng va bi hoặc van cổng khi có thể, vì van cách ly dạng hình cầu có thể tạo túi khí hoặc lưu chất nếu được lắp đặt với cần van trượt trong mặt phẳng đứng.

CHÚ THÍCH: Túi khí có thể gây ra hiện tượng biến dạng chênh áp suất, điều này có thể gây ra sai số đối với phép đo. Việc lắp đặt với cần van trượt ở góc 90o so với mặt phẳng đứng thường sẽ khắc phục được vấn đề này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

427 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào