Đồ chơi vận động sử dụng tại gia đình là gì? Đồ chơi vận động có chiều cao rơi tự do nhỏ hơn 600m được thử dựa theo nguyên tắc nào?

Tôi có câu hỏi là đồ chơi vận động sử dụng tại gia đình là gì? Đồ chơi vận động có chiều cao rơi tự do nhỏ hơn 600m được thử dựa theo nguyên tắc nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.P đến từ Đồng Nai.

Đồ chơi vận động sử dụng tại gia đình là gì?

Đồ chơi vận động sử dụng tại gia đình được giải thích tại tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-4A:2017 như sau:

Đồ chơi vận động (activity toy)
Đồ chơi sử dụng tại gia đình, chịu được cân nặng của một hoặc nhiều trẻ, kết cấu đỡ của đồ chơi giữ cố định trong khi các hoạt động diễn ra và kết cấu này chịu được các vận động sau đây của đứa trẻ: trèo, đu, trượt, lắc, quay tròn, nhảy lên, nảy lên, trườn bò và trượt hoặc kết hợp của các vận động trên.
VÍ DỤ Đu, cầu trượt, đồ chơi cưỡi/quay tròn và khung trèo (xem Hình 1).
CHÚ THÍCH Đồ chơi dưới nước, bể vầy, khung nhún và xe cộ để cưỡi lên không được coi là đồ chơi vận động theo định nghĩa của tiêu chuẩn này.

Như vậy, theo quy định trên thì đồ chơi vận động là đồ chơi sử dụng tại gia đình, chịu được cân nặng của một hoặc nhiều trẻ, kết cấu đỡ của đồ chơi giữ cố định trong khi các hoạt động diễn ra và kết cấu này chịu được các vận động sau đây của đứa trẻ: trèo, đu, trượt, lắc, quay tròn, nhảy lên, nảy lên, trườn bò và trượt hoặc kết hợp của các vận động trên.

Ví dụ: Đu, cầu trượt, đồ chơi cưỡi/quay tròn và khung trèo.

Đồ chơi vận động sử dụng tại gia đình là gì? Đồ chơi vận động có chiều cao rơi tự do nhỏ hơn 600m được thử dựa theo nguyên tắc nào?

Đồ chơi vận động sử dụng tại gia đình là gì? Đồ chơi vận động có chiều cao rơi tự do nhỏ hơn 600m được thử dựa theo nguyên tắc nào?

(Hình từ Internet)

Đồ chơi vận động có chiều cao rơi tự do nhỏ hơn 600m được thử dựa theo nguyên tắc nào?

Đồ chơi vận động có chiều cao rơi tự do nhỏ hơn 600m được thử dựa theo nguyên tắc được quy định tiết 6.1.1 tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-4A:2017 như sau:

Phương pháp thử
6.1 Độ ổn định
6.1.1 Độ ổn định của đồ chơi vận động có chiều cao rơi tự do nhỏ hơn hoặc bằng 600 mm
Xem 4.5.2 và 4.9.
6.1.1.1 Nguyên tắc
Đồ chơi được đặt tải trên một mặt phẳng nghiêng để mô phỏng trường hợp trẻ ở vị trí lệch tâm.
6.1.1.2 Thiết bị, dụng cụ
- Tải trọng có khối lượng 50 kg ± 0,5 kg và kích thước như nêu tại Hình 19.
- Tải trọng có khối lượng 25 kg ± 0,2 kg và kích thước như nêu tại Hình 19.
- Mặt phẳng nghiêng 10° ± 1°.
6.1.1.3 Cách tiến hành
Đặt tải có khối lượng 50 kg ± 0,5 kg lên bề mặt đứng hoặc ngồi của đồ chơi tại vị trí kém ổn định nhất trong 5 min.
Đối với các đồ chơi có ghi nhãn là không phù hợp cho trẻ trên 36 tháng tuổi thì đặt tải có khối lượng 25 kg ± 0,2 kg lên đồ chơi.
Đặt đồ chơi lên mặt phẳng nghiêng 10° ± 1° tại vị trí kém ổn định nhất.
Đối với đồ chơi được thiết kế để chịu cân nặng của nhiều trẻ cùng một lúc khi chơi thì đặt tải có các khối lượng (25 kg hoặc 50 kg) tương ứng với từng trẻ lên vị trí ngồi hoặc đứng kém ổn định nhất.
Quan sát xem đồ chơi có bị đổ hay không.

Như vậy, theo quy định trên thì đồ chơi vận động có chiều cao rơi tự do nhỏ hơn 600m được thử dựa theo nguyên tắc như sau: đồ chơi được đặt tải trên một mặt phẳng nghiêng để mô phỏng trường hợp trẻ ở vị trí lệch tâm.

Các bộ phận đồ chơi vận động được thiết kế để trẻ em trèo thì phải đáp ứng chiều cao như thế nào?

Các bộ phận đồ chơi vận động được thiết kế để trẻ em trèo thì phải đáp ứng chiều cao, thì theo quy định tiết 4.1.1 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6238-4A:2017 như sau:

Yêu cầu
4.1 Quy định chung
Xem A.4.1.
4.1.1 Độ bền tĩnh
Các đồ chơi vận động, trừ đu, không được đổ sập khi thử theo 6.2.1 (độ bền của đồ chơi không phải đu). Sau khi thử, đồ chơi vẫn phải tiếp tục phù hợp với các yêu cầu có liên quan của tiêu chuẩn này. Các yêu cầu đối với đu được nêu tại 4.7 (đu).
4.1.2 Chiều cao tối đa
Xem A.4.1.2.
Các bộ phận của đồ chơi vận động được thiết kế để trẻ trèo, ngồi hoặc đứng lên trên không được có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 2 500 mm khi được đo từ nền.
Điều này không áp dụng đối với các thanh chắn, các mái nhà, v.v... được thiết kế không phải để trèo, ngồi hoặc đứng lên trên.
Các thanh chắn, mái nhà, v.v... không dùng để trèo phải được thiết kế sao cho hạn chế việc leo trèo của trẻ.
4.1.3 Góc và cạnh
Xem A.4.1.3.
Các góc và cạnh nhô ra phải được làm tròn.
Các góc và cạnh nhô ra trên các bộ phận chuyển động phải có bán kính tối thiểu 3 mm. Điều này không áp dụng cho các ghế đu có khối lượng nhỏ hơn hoặc bằng 1 000 g, góc và cạnh của các bộ phận đó phải được làm tròn.

Như vậy, theo quy định trên thì các bộ phận của đồ chơi vận động được thiết kế để trẻ trèo không được có chiều cao lớn hơn hoặc bằng 2500 mm khi được đo từ nền.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

819 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào