Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện được quy định như thế nào?
- Điểm tổng hợp của đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư được tính như thế nào?
- Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện được quy định như thế nào?
- Nội dung chi áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện bao gồm những gì?
Điểm tổng hợp của đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư được tính như thế nào?
Điểm tổng hợp của đối tượng được hưởng ưu đãi trong lựa chọn nhà thầu được quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 23/2024/NĐ-CP như sau:
Điểm tổng hợp của đối tượng được hưởng ưu đãi được tính theo công thức sau:
Trong đó:
T’TH: là điểm tổng hợp của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi đã bao gồm mức ưu đãi để so sánh, xếp hạng.
TTH: là điểm tổng hợp của nhà đầu tư được hưởng ưu đãi khi chưa bao gồm mức ưu đãi.
MƯĐ: là mức ưu đãi nhà đầu tư được hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Lưu ý:
Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 23/2024/NĐ-CP, đối tượng được hưởng ưu đãi và mức ưu đãi trong lựa chọn nhà đầu tư được quy định như sau:
- Nhà đầu tư có giải pháp ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, kỹ thuật hiện có tốt nhất nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đối với dự án thuộc nhóm có nguy cơ tác động xấu đến môi trường mức độ cao theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường được hưởng mức ưu đãi 5% khi đánh giá hồ sơ dự thầu;
- Nhà đầu tư cam kết chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ được ưu tiên đầu tư phát triển theo quy định của pháp luật về công nghệ cao hoặc thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ được hưởng mức ưu đãi 2% khi đánh giá hồ sơ dự thầu.\
Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện được quy định như thế nào?
Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện được quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 23/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:
Quản lý chi phí, nguồn thu trong lựa chọn nhà đầu tư
1. Định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền, bên mời quan tâm, bên mời thầu, tổ thẩm định trực tiếp thực hiện:
a) Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu được tính bằng 0,05% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
b) Chi phí thẩm định đối với từng nội dung của hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư được tính bằng 0,02% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
c) Chi phí đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu được tính bằng 0,03% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
d) Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư, chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; thẩm định hồ sơ mời thầu được tính tối đa bằng 50% mức chi đã thực hiện đối với các nội dung chi phí quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
...
Theo đó, định mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện được quy định như sau:
- Chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu được tính bằng 0,05% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
- Chi phí thẩm định đối với từng nội dung của hồ sơ mời thầu, kết quả lựa chọn nhà đầu tư được tính bằng 0,02% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 100.000.000 (một trăm triệu) đồng;
- Chi phí đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu được tính bằng 0,03% tổng vốn đầu tư nhưng không quá 200.000.000 (hai trăm triệu) đồng;
- Trường hợp tổ chức lại việc lựa chọn nhà đầu tư, chi phí lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu; thẩm định hồ sơ mời thầu được tính tối đa bằng 50% mức chi đã thực hiện đối với các nội dung chi phí quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
Lưu ý:
Trường hợp thuê tư vấn theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 23/2024/NĐ-CP để thực hiện các công việc quy định tại khoản 1 Điều 6 Nghị định 23/2024/NĐ-CP thì chi phí lựa chọn nhà đầu tư được áp dụng như sau:
- Chi phí được xác định căn cứ nội dung, phạm vi công việc, thời gian thực hiện, năng lực, kinh nghiệm của chuyên gia tư vấn, định mức lương theo quy định của pháp luật và các yếu tố khác;
- Trường hợp không có quy định về định mức lương chuyên gia thì căn cứ thống kê kinh nghiệm đối với các chi phí đã chi trả cho chuyên gia tại các dự án tương tự đã thực hiện trong khoảng thời gian xác định hoặc trong tổng vốn đầu tư.
Nội dung chi áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện bao gồm những gì?
Nội dung chi áp dụng đối với trường hợp cơ quan có thẩm quyền trực tiếp thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 6 Nghị định 23/2024/NĐ-CP như sau:
- Chi phí khảo sát thu thập thông tin dự án làm cơ sở lập hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời thầu, gồm chi phí lập đề xuất dự án đối với dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có);
- Chi vật tư văn phòng, dịch thuật và chi tuyên truyền, liên lạc;
- Chi hội nghị phục vụ công tác mời quan tâm, mời thầu, mở thầu;
- Chi đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư;
- Chi phí khác để lập hồ sơ mời quan tâm; lập, thẩm định hồ sơ mời thầu; đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án, hồ sơ dự thầu, mở thầu, giải quyết kiến nghị.
Lưu ý:
Chi phí đăng tải thông tin về lựa chọn nhà đầu tư được áp dụng theo quy định tương ứng tại Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.