Định kỳ báo cáo việc thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 về Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vào ngày nào và gửi cho ai?
- Hoàn thiện, triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình là nội dung của phần nào trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030?
- Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về gia đình là giải pháp của chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 phải không?
- Định kỳ báo cáo việc thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 về Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vào ngày nào và gửi cho ai?
Hoàn thiện, triển khai Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình là nội dung của phần nào trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030?
Theo tiểu mục 3 Mục III Quyết định 2238/QĐ-TTg năm 2021 quy định thì:
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
...
3. Xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và thụ hưởng thành quả phát triển.
a) Nghiên cứu, xây dựng hệ giá trị gia đình Việt Nam trong thời kỳ mới đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, thích ứng với thiên tai, dịch bệnh, nâng cao khả năng tự ứng phó của gia đình nhằm hạn chế, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái về đạo đức, lối sống trong xã hội.
b) Tăng cường giáo dục truyền thống văn hóa dân tộc, giá trị gia đình; xây dựng nhân cách đạo đức, lối sống văn minh cho thế hệ trẻ thông qua sự phối hợp giáo dục từ gia đình, nhà trường và xã hội. Xây dựng gia đình là một môi trường an toàn cho trẻ em; bài trừ lối sống vị kỷ, thực dụng.
c) Hoàn thiện, triển khai “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình”; chú trọng tổ chức thực hành các hành vi văn hóa lành mạnh, ứng xử chuẩn mực trong gia đình nhằm tạo sự gắn kết, trao truyền và phát huy giá trị gia đình truyền thống tốt đẹp.
d) Tiếp tục triển khai xây dựng các mô hình gia đình kiểu mẫu “ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền” trong các phong trào xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở. Tăng cường giáo dục nền nếp, lối sống tích cực, văn minh cho từng thành viên trong gia đình; tập trung vai trò nêu gương của ông bà, cha mẹ cho con cháu. Nhân rộng mô hình “bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương” nhằm tăng cường sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.
đ) Thường xuyên, kịp thời biểu dương, khen thưởng những tấm gương gia đình tiêu biểu, hạnh phúc; đồng thời phê phán, lên án, đấu tranh với những hành vi lệch chuẩn tạo dư luận tiêu cực, tác động xấu tới cộng đồng. Xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến công tác gia đình và lĩnh vực gia đình.
Như vậy, về hoàn thiện, triển khai “Bộ tiêu chí ứng xử trong gia đình” là nội dung của phần xây dựng môi trường gia đình văn minh, hạnh phúc, tạo điều kiện cho mọi thành viên được phát triển toàn diện và thụ hưởng thành quả phát triển trong chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030.
Định kỳ báo cáo việc thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 về Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vào ngày nào và gửi cho ai? (Hình từ Internet)
Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về gia đình là giải pháp của chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 phải không?
Theo tiểu mục 4 Mục III Quyết định 2238/QĐ-TTg năm 2021 quy định nâng cao năng lực quản lý nhà nước về gia đình là một trong những nhiệm vụ và giải pháp của chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030, cụ thể thực hiện như sau:
- Rà soát, đề xuất các giải pháp quản lý nhằm đổi mới, kiện toàn tổ chức bộ máy thực hiện công tác gia đình các cấp bảo đảm tinh gọn, thống nhất, hiệu lực, hiệu quả, có sự gắn kết nội dung gia đình với các lĩnh vực có liên quan; phát triển mạng lưới cộng tác viên dân số, gia đình và trẻ em ở cơ sở.
- Xây dựng các chương trình, đề án đào tạo, bồi dưỡng nhân lực theo hướng tích hợp đa ngành. Tăng cường giao lưu, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế trong đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ cán bộ, công chức thực hiện công tác gia đình các cấp.
- Nghiên cứu, xây dựng danh mục dịch vụ công gắn với hệ thống dịch vụ công về văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe cho các thành viên gia đình.
- Nghiên cứu, xây dựng, phát triển các loại hình dịch vụ gia đình cần thiết hỗ trợ cho cuộc sống nhằm bảo đảm sự ổn định và an toàn của đời sống gia đình, nhất là gia đình lao động di cư và công nhân lao động trong các khu công nghiệp, khu chế xuất; các mô hình hỗ trợ gia đình thực hiện bình đẳng giới, phòng, chống bạo lực gia đình; các mô hình tư vấn, giáo dục về hôn nhân gia đình cho thanh niên trước khi kết hôn.
- Xây dựng dữ liệu số quốc gia về gia đình; các chương trình, đề án, dự án, kế hoạch hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững.
Định kỳ báo cáo việc thực hiện Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2030 về Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch vào ngày nào và gửi cho ai?
Tại tiểu mục 15 Mục V Quyết định 2238/QĐ-TTg năm 2021 quy định như sau:
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
...
15. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
a) Xây dựng, ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược tại địa phương.
b) Chỉ đạo lồng ghép nhiệm vụ, giải pháp của Chiến lược vào các chương trình, kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
c) Tăng cường công tác chỉ đạo, phối hợp liên ngành về gia đình. Quan tâm bố trí ngân sách nhà nước và đẩy mạnh xã hội hóa các nguồn lực cho công tác gia đình.
d) Kiện toàn, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác gia đình cấp tỉnh, huyện, xã và mạng lưới cộng tác viên dân số, gia đình, trẻ em ở cơ sở.
đ) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về gia đình. Phát huy hiệu quả các mô hình truyền thông thuộc lĩnh vực gia đình, các mô hình hỗ trợ xây dựng gia đình hạnh phúc, phát triển bền vững, các mô hình về phòng, chống bạo lực gia đình, bảo vệ chăm sóc trẻ em trong gia đình, phụng dưỡng người cao tuổi, chăm lo người khuyết tật, yếu thế trong gia đình.
e) Đổi mới, sáng tạo nội dung và hình thức truyền thông, vận động xây dựng gia đình hạnh phúc phù hợp với điều kiện kinh tế, đặc thù văn hóa của địa phương, đặc biệt quan tâm các gia đình chính sách, hộ nghèo và cận nghèo, gia đình dân tộc thiểu số và gia đình có hoàn cảnh khó khăn.
g) Đưa các tiêu chí xây dựng gia đình hạnh phúc, văn hóa, tiêu biểu; các giá trị gia đình trong thời kỳ mới vào quy ước, hương ước ở cộng đồng dân cư.
h) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, báo cáo việc thực hiện Chiến lược tại địa phương; tổ chức sơ kết 05 năm, tổng kết 10 năm theo hướng dẫn của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; định kỳ báo cáo việc thực hiện Chiến lược về Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trước ngày 15 tháng 12 hằng năm) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó, định kỳ báo cáo việc thực hiện Chiến lược phát triển văn hóa gia đình Việt Nam đến năm 2030 về Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch (trước ngày 15 tháng 12 hằng năm) để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.