Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố trong đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương gồm nội dung gì?

Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố trong đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương gồm nội dung gì? Bản đồ định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị trong đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương có bắt buộc theo tỷ lệ 1/25.000?

Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố trong đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương gồm nội dung gì?

Căn cứ theo điểm a khoản 6 Điều 15 Nghị định 37/2010/NĐ-CP thì định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố trong đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương gồm:

- Đánh giá tổng hợp và lựa chọn đất phát triển đô thị: đánh giá về địa hình, các tai biến địa chất, xác định khu vực cấm xây dựng, hạn chế xây dựng; xác định lưu vực, phân lưu và hướng thoát nước chính; vị trí, quy mô các công trình tiêu thoát nước; xác định cốt xây dựng cho các đô thị và các vùng chức năng khác trong thành phố;

- Xác định mạng lưới giao thông đối ngoại gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không; vị trí và quy mô cảng hàng không, cảng biển, cảng sông, ga đường sắt; tuyến đường bộ, đường sắt đô thị (trên cao, trên mặt đất, ngầm); xác định vị trí, quy mô bến xe đối ngoại;

- Xác định trữ lượng, nhu cầu và nguồn cung cấp nước, năng lượng; tổng lượng nước thải, rác thải; vị trí, quy mô, công suất các công trình đầu mối và các tuyến truyền tải, phân phối của hệ thống cấp nước, năng lượng, chiếu sáng, thông tin liên lạc, thoát nước; vị trí, quy mô khu xử lý chất thải rắn, nghĩa trang và các công trình khác cho các đô thị và các vùng chức năng khác của thành phố.

Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố trong đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương gồm nội dung gì?

Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật toàn thành phố trong đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương gồm nội dung gì? (Hình từ Internet)

Bản đồ định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị trong đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương có bắt buộc theo tỷ lệ 1/25.000?

Căn cứ theo khoản 9 Điều 15 Nghị định 37/2010/NĐ-CP quy định như sau:

Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương
...
9. Bản đồ định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị theo các giai đoạn được thể hiện trên tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000; bản đồ định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật khu vực đô thị trung tâm theo các giai đoạn được thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/10.000 hoặc 1/25.000.

Theo đó, bản đồ định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị theo các giai đoạn trong đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương được thể hiện trên tỷ lệ 1/25.000 hoặc 1/50.000.

Do đó, bản đồ định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật toàn đô thị trong đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương không bắt buộc theo tỷ lệ 1/25.000 mà có thể theo tỷ lệ 1/50.000.

Đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương được quy định như thế nào?

Căn cứ theo khoản 7 Điều 15 Nghị định 37/2010/NĐ-CP quy định như sau:

Nội dung đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương
...
7. Đánh giá môi trường chiến lược:
a) Đánh giá hiện trạng:
- Về môi trường tự nhiên đô thị về điều kiện khí tượng thủy văn, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất; khai thác và sử dụng tài nguyên, thay đổi khí hậu;
- Về chất lượng nguồn nước, không khí, chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn;
- Về các vấn đề dân cư, xã hội, văn hóa và di sản.
b) Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường đô thị; đề xuất hệ thống tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp về định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật tối ưu.
c) Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và rủi ro đối với dân cư; hệ sinh thái tự nhiên; nguồn nước, không khí, tiếng ồn khi triển khai thực hiện quy hoạch đô thị.
d) Lập chương trình, kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.

Do đó, đánh giá môi trường chiến lược trong đồ án quy hoạch chung thành phố trực thuộc Trung ương được thực hiện như sau:

(1) Đánh giá hiện trạng:

- Về môi trường tự nhiên đô thị về điều kiện khí tượng thủy văn, hệ sinh thái, địa chất, xói mòn đất; khai thác và sử dụng tài nguyên, thay đổi khí hậu;

- Về chất lượng nguồn nước, không khí, chất thải rắn, nước thải, tiếng ồn;

- Về các vấn đề dân cư, xã hội, văn hóa và di sản.

(2) Phân tích, dự báo những tác động tích cực và tiêu cực ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội và môi trường đô thị; đề xuất hệ thống tiêu chí bảo vệ môi trường để đưa ra các giải pháp về định hướng phát triển không gian và hạ tầng kỹ thuật tối ưu.

(3) Đề ra các giải pháp tổng thể phòng ngừa, giảm thiểu, khắc phục tác động và rủi ro đối với dân cư; hệ sinh thái tự nhiên; nguồn nước, không khí, tiếng ồn khi triển khai thực hiện quy hoạch đô thị.

(4) Lập chương trình, kế hoạch giám sát môi trường về kỹ thuật, quản lý và quan trắc môi trường.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Minh Hiếu Lưu bài viết
551 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào