Định giá tài sản bị chiếm đoạt là ngoại tệ, vàng bạc như thế nào theo quy định pháp luật? Tài sản bị chiếm đoạt được định giá dựa trên những căn cứ nào?

Trong trường hợp tài sản bị mất trộm là ngoại tệ, vàng thì mình định giá thiệt hại bằng cách nào? Việc định giá tài sản ngoài yếu tố thị trường ra thì cần dựa vào những căn cứ nào khác không? Câu hỏi của Chị Nhi từ TP.HCM.

Định giá tài sản bị chiếm đoạt là ngoại tệ, vàng bạc như thế nào theo quy định pháp luật?

Căn cứ Điều 217 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về tiến hành định giá tài sản như sau:

Tiến hành định giá tài sản
1. Việc định giá tài sản do Hội đồng định giá tài sản tiến hành. Phiên họp định giá tài sản có thể thực hiện tại nơi có tài sản được định giá hoặc nơi khác theo quyết định của Hội đồng định giá tài sản.
Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán có thể tham dự phiên họp định giá tài sản nhưng phải báo trước cho Hội đồng định giá tài sản biết; khi được sự đồng ý của Hội đồng định giá tài sản thì có quyền đưa ra ý kiến.
2. Chính phủ quy định chi tiết việc thành lập và hoạt động của Hội đồng định giá tài sản; trình tự, thủ tục định giá tài sản.

Bên cạnh đó, tại Điều 4 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định về nguyên tắc định giá tài sản như sau:

Nguyên tắc định giá tài sản
1. Phù hợp với giá thị trường của tài sản cần định giá hoặc tài sản tương tự với tài sản cần định giá tại thời điểm và nơi tài sản được yêu cầu định giá.
2. Trung thực, khách quan, công khai, kịp thời.

Theo đó, việc đánh giá tài sản bị chiếm đoạt sẽ do Hội đồng định giá tài sản tiến hành. Phiên họp định giá tài sản có thể thực hiện tại nơi có tài sản được định giá hoặc nơi khác theo quyết định của Hội đồng định giá tài sản.

Hội đồng định giá tài sản sẽ đánh giá giá trị của tài sản bị chiếm đoạt theo giá thị trường hoặc tài sản tương tự với tài sản cần định giá tại thời điểm và nơi tài sản được yêu cầu định giá.

Do đó, đối với tài sản bị chiếm đoạt là ngoại tệ thì xác định theo giá trị mà Ngân hàng nhà nước công bố, còn đối với tài sản bị chiếm đoạt là vàng bạc thì xác định theo giá vàng bạc niêm yết trên thị trường vào thời điểm được đánh giá.

Định giá tài sản bị chiếm đoạt là ngoại tệ, vàng bạc như thế nào theo quy định pháp luật?

Định giá tài sản bị chiếm đoạt là ngoại tệ, vàng bạc như thế nào theo quy định pháp luật? (Hình từ Internet)

Hội đồng định giá tài sản có những thành phần nào trong cơ cấu tổ chức?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 30/2018/NĐ-CP (sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 1 Nghị định 97/2019/NĐ-CP) quy định về thành phần của Hội đồng định giá tài sản như sau:

Thành phần của Hội đồng định giá tài sản
1. Thành phần của Hội đồng định giá cấp huyện bao gồm:
a) Một lãnh đạo của cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực tài chính là Chủ tịch Hội đồng;
b) Một chuyên viên của cơ quan chuyên môn cấp huyện về lĩnh vực tài chính là thành viên thường trực Hội đồng;
c) Đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá là thành viên Hội đồng. Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định các thành viên phù hợp với đặc điểm của tài sản cần định giá.
2. Thành phần của Hội đồng định giá cấp tỉnh bao gồm:
a) Một lãnh đạo của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính là Chủ tịch Hội đồng;
b) Một lãnh đạo cấp phòng của cơ quan chuyên môn cấp tỉnh về lĩnh vực tài chính là thành viên Thường trực Hội đồng;
c) Đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn liên quan đến tài sản cần định giá là thành viên Hội đồng. Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định các thành viên phù hợp với đặc điểm của tài sản cần định giá.
3a. Thành phần của Hội đồng định giá theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
a) Một lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật là Chủ tịch Hội đồng;
b) Một lãnh đạo cơ quan chuyên môn thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với tài sản cần định giá theo quy định của pháp luật là thành viên Thường trực của Hội đồng;
c) Thành viên Hội đồng bao gồm: đại diện các cơ quan, tổ chức chuyên môn có liên quan thuộc bộ, cơ quan ngang bộ thành lập Hội đồng định giá tài sản; đại diện cơ quan chuyên môn thuộc Bộ Tài chính liên quan đến tài sản cần định giá (nếu có); đại diện các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan, tổ chức khác có liên quan đến tài sản cần định giá (nếu có).
Căn cứ vào yêu cầu định giá tài sản, lãnh đạo bộ, cơ quan ngang bộ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực đối với tài sản cần định giá quy định tại điểm a khoản này đề xuất các thành viên phù hợp với đặc điểm của tài sản cần định giá cho từng vụ việc

Theo đó, thành phần của Hội đồng định giá tài sản sẽ tùy thuộc vào quyết định của Ủy ban nhân dân huyện, tỉnh hay của Thủ tướng chính phủ, căn cứ theo quy định pháp luật nêu trên và tình huống cụ thể để xác định thành phần của Hội đồng định giá tài sản.

Tài sản bị chiếm đoạt được định giá dựa trên những căn cứ nào?

Căn cứ Điều 15 Nghị định 30/2018/NĐ-CP quy định về căn cứ định giá tài sản như sau:

Căn cứ định giá tài sản
1. Việc định giá tài sản không phải là hàng cấm phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ sau:
a) Giá thị trường của tài sản;
b) Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định;
c) Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
d) Giá trong tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản cần định giá (nếu có);
đ) Các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá.
2. Việc định giá tài sản là hàng cấm phải dựa trên ít nhất một trong các căn cứ theo thứ tự ưu tiên sau:
a) Giá mua bán thu thập được trên thị trường không chính thức tại thời điểm và tại nơi tài sản là hàng cấm được yêu cầu định giá hoặc tại địa phương khác;
b) Giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu hàng cấm (nếu có);
c) Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;
d) Giá thị trường trong khu vực hoặc thế giới của hàng cấm do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thông báo hoặc cung cấp thông tin;
đ) Giá niêm yết, giá ghi trên hợp đồng hoặc hóa đơn mua bán hoặc tờ khai nhập khẩu của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại Việt Nam;
e) Giá thị trường trong khu vực và thế giới của tài sản tương tự được phép kinh doanh, lưu hành, sử dụng tại các thị trường này;
g) Các căn cứ khác giúp xác định giá trị của tài sản cần định giá do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự cung cấp và chịu trách nhiệm về tính chính xác, tin cậy của các căn cứ này.
3. Các mức giá từ các nguồn thông tin quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này được xác định tại thời điểm và tại nơi tài sản được yêu cầu định giá. Trường hợp thu thập nguồn thông tin về mức giá tài sản tại thời điểm khác hoặc ở địa phương khác thì mức giá đó cần được điều chỉnh phù hợp về thời điểm và nơi tài sản được yêu cầu định giá.

Như vậy, việc định giá giá trị của tài sản bị chiếm đoạt sẽ được dựa trên:

- Giá thị trường của tài sản;

- Giá do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định, quyết định;

- Giá do doanh nghiệp thẩm định giá cung cấp;

- Giá trong tài liệu, hồ sơ kèm theo tài sản cần định giá (nếu có);

- Các căn cứ khác về giá hoặc giá trị của tài sản cần định giá.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,535 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào