Đình chỉ kinh doanh không đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy khi nào? Pháp luật quy định ra sao về vấn đề này?
Quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy chữa cháy như sau:
- Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:
+ Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ);
+ Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: Tàng trữ, sử dụng trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép hoặc không đúng nơi quy định; làm mất tác dụng của lối thoát nạn, ngăn cháy lan mà khi xảy ra cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản;
+ Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:
Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục thuộc cơ sở, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này ảnh hưởng đến một trong các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định này khi chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền;
Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền.
Như vậy, đối với trường hợp của bạn không nêu ra là lý do bị đình chỉ cho nên khi bạn vi phạm một trong các quy định trên thì thuộc trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trong thời hạn 7 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyển vụ việc vi phạm về việc thụ lý, giải quyết hoặc kết quả xử phạt vi phạm hành chính.
Trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính, hồ sơ vụ việc vi phạm phải được chuyển đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính để quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
Đình chỉ hoạt động kinh doanh
Trình tự, thủ tục tạm đình chỉ hoạt động ra sao?
Căn cứ khoản 6 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục tạm đình chỉ hoạt động như sau:
+ Khi phát hiện trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động theo quy định tại khoản 1 Điều này thì người đang thi hành nhiệm vụ yêu cầu tổ chức, cá nhân ngừng hoạt động hoặc chấm dứt hành vi vi phạm và thực hiện theo trình tự sau:
Lập biên bản xác định phạm vi nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ hoặc hành vi vi phạm quy định về phòng cháy và chữa cháy;
Ra quyết định hoặc báo cáo người có thẩm quyền ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động;
+ Quyết định tạm đình chỉ hoạt động phải được thể hiện bằng văn bản (Mẫu số PC 13). Trường hợp cấp thiết có thể ra quyết định tạm đình chỉ bằng lời nói và sau đó phải thể hiện quyết định bằng văn bản. Khi ra quyết định tạm đĩnh chỉ bằng lời nói phải xưng rõ họ tên, chức vụ, đơn vị công tác, phạm vi và những hoạt động bị tạm đình chỉ;
Người ra quyết định tạm đình chỉ hoạt động có trách nhiệm tổ chức theo dõi việc khắc phục, loại trừ nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ.
Thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động thuộc về ai?
Căn cứ khoản 8 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động như sau:
+ Bộ trưởng Bộ Công an quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong phạm vi cả nước, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
+ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân trong trường hợp tổ chức kiểm tra theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 16 Nghị định này;
+ Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Trưởng phòng Phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Công an cấp tỉnh, Trưởng Công an cấp huyện, Trưởng Công an cấp xã trong phạm vi thẩm quyền của mình quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với từng bộ phận, toàn bộ cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, hoạt động của cá nhân thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của mình, trừ các cơ sở quốc phòng hoạt động phục vụ mục đích quân sự và phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy được các cơ sở quốc phòng chế tạo hoặc hoán cải chuyên dùng cho hoạt động quân sự;
+ Cán bộ, chiến sĩ Công an được tạm đình chỉ hoạt động đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều này và trong thời gian ngắn nhất sau khi tạm đình chỉ phải báo cáo người trực tiếp quản lý có thẩm quyền quy định tại điểm c Khoản này ra quyết định tạm đình chỉ.
Như vậy, theo quy định trên thì thẩm quyền tạm đình chỉ được chia ra theo từng cấp khác nhau.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.