Điều trị bảo tồn trật khớp khuỷu thì người bệnh phải cho nằm ở tư thế nào? Việc theo dõi bệnh nhân sẽ như thế nào?
Điều trị bảo tồn trật khớp khuỷu thì người bệnh phải cho nằm ở tư thế nào?
Điều trị bảo tồn trật khớp khuỷu là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục V Mục 18 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn trật khớp khuỷu ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TRẬT KHỚP KHUỶU
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NẮN VÀ BẤT ĐỘNG TRẬT KHỚP KHUỶU
Vì trên 90% là trật khớp khuỷu ra sau nên chúng tôi chỉ mô tả cách nắn trật khớp khuỷu ra sau, còn trật khớp ra trước và trật khớp sang bên là những trường hợp tổn thương nặng, hoặc có gẫy xương kèm theo, thường phải mổ.
1. Người bệnh
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa, nách hơi dạng.
- Đai vải đối lực đặt ở nách, cột chặt vào bàn nắn.
2. Các bước tiến hành nắn bất động trật khớp khuỷu
2.1. Vô cảm
- Trật khớp đến sớm 1 tuần trở lại: tê tại chỗ là đủ, người lớn trung bình dùng 2-3 ống Lidocaine 1%, pha loãng trong 10 ml huyết thanh mặn 0,9% tiêm vào ổ khớp hoặc xung quanh ổ khớp, chờ 5-7 phút cho thuốc ngấm, bắt đầu kéo nắn.
- Trật khớp trên 1 tuần đến 3 tuần: gây mê toàn thân (do chuyên khoa gây mê hồi sức thực hiện), trật khớp khuỷu thường nắn nhanh đạt kết quả trong vài phút, nên dùng các loại thuốc gây mê tác dụng nhanh và thoát mê cũng nhanh. Trường hợp không đủ điều kiện gây mê, có thể gây tê vùng (đám rối thần kinh cánh tay).
2.2. Nắn khớp
- Trợ thủ 2: đứng bên đối diện, đỡ cổ tay người bệnh, vẫn giữ cho khuỷu ở tư thế trật khớp (khuỷu nửa gấp nửa duỗi), khi trợ thủ 1 kéo nắn thì đưa nhẹ cổ tay lên phía trên để cho trợ thủ 1 kéo tay người bệnh thì khuỷu không bị duỗi ra gây tổn thương cho xương vùng khuỷu. Sau khi nắn vào khớp, trợ thủ 2 bỏ tay người bệnh, trở lại vai trò giúp việc (ngâm bột, đưa bột...). Luôn nhớ không được đưa tay lên cho khuỷu gấp lại 90o, làm như thế dễ gây tổn thương xương khi kéo nắn khớp.
- Trợ thủ 1: là người kéo: đứng bên tay định nắn, 2 ngón cái đặt sau cẳng tay, các ngón tay còn lại đặt phía trước cẳng tay người bệnh, kéo nhẹ và tăng dần lực theo hướng của trục cánh tay (lúc này khuỷu vẫn đang để ở tư thế trật khớp, nửa gấp nửa duỗi), thời gian kéo từ 3-5 phút. Không cầm vào cổ tay để kéo.
- Người nắn chính: Dùng 2 ngón tay cái đẩy mỏm khuỷu ra trước, dùng các ngón tay còn lại đặt ở phía trước cánh tay làm đối lực. Cảm thấy tiếng “khục” là được. Với kỹ thuật viên có kinh nghiệm, người kéo có thể kiêm luôn người nắn: khi kéo, kéo bằng 2 tay, động tác như của trợ thủ 1, kéo đủ thời gian rồi thì từ từ bỏ 1 tay ra để thực hiện động tác nắn. Ngón tay cái đẩy mỏm khuỷu ra trước, 4 ngón còn lại giữ ở phía trước cánh tay làm đối lực. Khi thấy khớp đã vào, đưa khuỷu vào 90o. Thông thường với trật khớp đơn thuần, khớp vào vững, ít khi trật lại, có thể co duỗi thử, thấy khớp trơn tru là tốt. Có thể treo tay tạm tư thế khuỷu 90o cho đi chụp kiểm tra rồi về bó bột, hoặc bó bột Cánh - cẳng - bàn tay rạch dọc rồi mới cho đi chụp kiểm tra sau đều được.
Với trật khớp kèm vỡ xương (thường gặp vỡ mỏm trên ròng rọc), chỉ cần nắn khớp, trong hầu hết các trường hợp mỏm xương tự vào theo với kết quả rất tốt. Nắn xong nên làm động tác co duỗi khớp khuỷu vài lần, nếu mỏm xương kẹt trong ổ khớp có thể tự trôi ra được. Trường hợp kẹt mỏm xương không ra được, phải chuyển mổ sớm, nếu bỏ sót sẽ ảnh hưởng rất xấu đến cơ năng khuỷu.
2.3. Bất động
- Với trật khớp vững, trật khớp đơn thuần: có thể làm nẹp bột hoặc bó bột cánh - cẳng - bàn tay rạch dọc đều được. Cách bó bột cánh - cẳng - bàn tay:
+ Quấn giấy hoặc bông lót vùng định bó bột, đặt dây rạch dọc phía trước tay.
+ Đặt nẹp bột phía sau cánh - cẳng - bàn tay.
+ Quấn bột từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên theo kiểu xoáy trôn ốc, theo mốc đã định từ trước (từ dưới hõm nách đến khớp bàn-ngón), đủ độ dày thì thôi. Tư thế khuỷu để 90o.
+ Xoa, vuốt, chỉnh trang cho bột mịn và đẹp, rạch dọc bột. Thời gian bất động: trung bình 3 tuần (với người già, có thể và nên tháo bột sớm hơn, khoảng 10-14 ngày).
- Với trật khớp không vững, trật khớp có kèm vỡ xương: phải bó bột cánh - cẳng - bàn tay rạch dọc.
- Thời gian bất động với loại trật không vững thường kéo dài hơn (3-4 tuần).
...
Theo đó, quy định trên nói rằng người tiến hành phải cho người bệnh nằm ở:
- Tư thế người bệnh: nằm ngửa, nách hơi dạng.
- Đai vải đối lực đặt ở nách, cột chặt vào bàn nắn.
Như vậy, người bệnh sẽ được cho nằm đúng tư thế để có thể thực hiện thủ thuật.
Trật khớp khuỷu (Hình từ Internet)
Sau khi điều trị bảo tồn trật khớp khuỷu thì việc theo dõi bệnh nhân sẽ như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục VI Mục 18 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn trật khớp khuỷu ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TRẬT KHỚP KHUỶU
...
VI. THEO DÕI
Thường là theo dõi ngoại trú, những trường hợp sưng nề nhiều nên cho vào viện theo dõi nội trú để kịp thời phát hiện và XỬ TRÍ các biến chứng có thể xảy ra.
Theo đó có thể hiểu rằng sau khi điều trị bảo tồn trật khớp khuỷu thì việc theo dõi như sau:
Thường là theo dõi ngoại trú, những trường hợp sưng nề nhiều nên cho vào viện theo dõi nội trú để kịp thời phát hiện và XỬ TRÍ các biến chứng có thể xảy ra.
Như vậy, có thể thấy rằng sau khi điều trị bảo tồn trật khớp khuỷu thì người bệnh phải tiếp tục theo dõi những yếu tố như trên.
Sau khi điều trị bảo tồn trật khớp khuỷu thì việc xử trí tai biến như thế nào?
Căn cứ theo tiểu mục VII Mục 18 Quy trình kỹ thuật điều trị bảo tồn trật khớp khuỷu ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN TRẬT KHỚP KHUỶU
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ (thường ít xảy ra tai biến.)
Lưu ý các trật khớp có kèm đụng dập phần mềm nặng và trật khớp có kèm vỡ xương vùng khuỷu, đặc biệt gẫy liên lồi cầu xương cánh tay (biến chứng mạch máu) và gẫy đài quay (biến chứng thần kinh quay). Cần theo dõi sát, nếu phát hiện có tai biến, chuyển mổ kịp thời.
Theo đó, sau khi điều trị bảo tồn trật khớp khuỷu thì việc xử trí tai biến như sau:
Lưu ý các trật khớp có kèm đụng dập phần mềm nặng và trật khớp có kèm vỡ xương vùng khuỷu, đặc biệt gẫy liên lồi cầu xương cánh tay (biến chứng mạch máu) và gẫy đài quay (biến chứng thần kinh quay).
Cần theo dõi sát, nếu phát hiện có tai biến, chuyển mổ kịp thời.
Như vậy, có thể thấy rằng sau khi điều trị bảo tồn trật khớp khuỷu thì việc xử trí tai biến thực hiện theo quy trình trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.