Điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay được hiểu như thế nào? Thủ thuật này sẽ chỉ định khi nào?
Điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay được hiểu như thế nào?
Điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục I Mục 29 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY THÂN HAI XƯƠNG CẲNG TAY
I. ĐẠI CƯƠNG
- Cẳng tay có 2 xương dài: xương quay và xương trụ. Giữa 2 xương là màng liên cốt. Màng liên cốt có đặc điểm rất dai, nên khi gẫy xương cẳng tay thì do màng này co kéo, các đầu xương gẫy thường bị kéo chụm lại tạo hình chữ K, hoặc hình chữ X, khó khăn cho việc nắn chỉnh.
- Gẫy thân hai xương cẳng tay là gẫy ở vùng màng liên cốt dưới lồi củ nhị đầu 2 cm và trên khớp quay cổ tay 3cm.
- Xương quay, xương trụ và màng liên cốt tạo nên một khung sấp ngửa, quay quanh trục là chỏm quay, mỏm trâm trụ. Bình thường, khi cẳng tay để ngửa 2 xương nằm song song với nhau; khi để sấp cẳng tay, xương quay nằm bắt chéo xương trụ. Nếu nắn chỉnh không tốt (đặc biệt là xương quay), sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sấp ngửa bàn tay.
- Phân loại:
* Phân loại theo vị trí gẫy: Gẫy 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới.
Gẫy 1/3 trên cẳng tay ở người lớn di lệch: do các khối cơ dày bao phủ, lại có cơ sấp tròn co kéo nên nắn thường ít kết quả, phải mổ kết hợp xương.
* Phân loại theo kiểu gẫy:
+ Gẫy vững: gẫy cành tươi, gẫy đôi ngang, không có mảnh rời, ít di lệch.
+ Gẫy không vững: Gẫy chéo vát , gẫy có mảnh rời , gẫy nhiều đoạn .
...
Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay được hiểu như sau:
- Cẳng tay có 2 xương dài: xương quay và xương trụ. Giữa 2 xương là màng liên cốt.
Màng liên cốt có đặc điểm rất dai, nên khi gẫy xương cẳng tay thì do màng này co kéo, các đầu xương gẫy thường bị kéo chụm lại tạo hình chữ K, hoặc hình chữ X, khó khăn cho việc nắn chỉnh.
- Gẫy thân hai xương cẳng tay là gẫy ở vùng màng liên cốt dưới lồi củ nhị đầu 2 cm và trên khớp quay cổ tay 3cm.
- Xương quay, xương trụ và màng liên cốt tạo nên một khung sấp ngửa, quay quanh trục là chỏm quay, mỏm trâm trụ.
Bình thường, khi cẳng tay để ngửa 2 xương nằm song song với nhau; khi để sấp cẳng tay, xương quay nằm bắt chéo xương trụ.
Nếu nắn chỉnh không tốt (đặc biệt là xương quay), sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến sấp ngửa bàn tay.
- Phân loại:
* Phân loại theo vị trí gẫy: Gẫy 1/3 trên, 1/3 giữa, 1/3 dưới.
Gẫy 1/3 trên cẳng tay ở người lớn di lệch: do các khối cơ dày bao phủ, lại có cơ sấp tròn co kéo nên nắn thường ít kết quả, phải mổ kết hợp xương.
* Phân loại theo kiểu gẫy:
+ Gẫy vững: gẫy cành tươi, gẫy đôi ngang, không có mảnh rời, ít di lệch.
+ Gẫy không vững: Gẫy chéo vát , gẫy có mảnh rời , gẫy nhiều đoạn.
Như vậy, các giải thích về việc điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay được hiểu như quy định trên.
Điều trị bảo tồn (Hình từ Internet)
Điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay sẽ chỉ định khi nào?
Căn cứ theo tiểu mục II Mục 29 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY THÂN HAI XƯƠNG CẲNG TAY
...
II. CHỈ ĐỊNH ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN
1. Gẫy kín, gẫy hở độ I theo phân loại của Gustilo.
2. Gẫy ở trẻ em (tử 15 tuổi trở về).
3. Gẫy ít lệch hoặc không lệch.
4. Người bệnh đến sớm (1 tuần trở lại).
5. Gẫy ở người lớn, gẫy di lệch, gẫy vào vị trí khó nắn...lẽ ra có chỉ định mổ kết hợp xương nhưng vì lý do nào đó người bệnh không mổ được (già yếu, có bệnh toàn thân nặng, không có điều kiện mổ, từ chối mổ).
...
Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay sẽ chỉ định cho người bệnh trong các trường hợp sau:
- Gẫy kín, gẫy hở độ I theo phân loại của Gustilo.
- Gẫy ở trẻ em (tử 15 tuổi trở về).
- Gẫy ít lệch hoặc không lệch.
- Người bệnh đến sớm (1 tuần trở lại).
- Gẫy ở người lớn, gẫy di lệch, gẫy vào vị trí khó nắn...lẽ ra có chỉ định mổ kết hợp xương nhưng vì lý do nào đó người bệnh không mổ được (già yếu, có bệnh toàn thân nặng, không có điều kiện mổ, từ chối mổ).
Có được điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay khi bị gẫy xương và tổn thương mạch máu?
Căn cứ theo tiểu mục III Mục 29 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy mỏm khuỷu ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY THÂN HAI XƯƠNG CẲNG TAY
...
III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
1. Gẫy xương hở độ II trở lên.
2. Gẫy xương có kèm tổn thương mạch máu, thần kinh, hoặc hội chứng chèn ép khoang.
3. Chống chỉ định tương đối: người bệnh đến muộn (trên 1 tuần), gẫy xương ở người lớn, vào các vị trí khó nắn...
Theo đó, có thể thấy rằng việc điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay sẽ chống chỉ định trong các trường hợp như:
- Gẫy xương hở độ II trở lên.
- Gẫy xương có kèm tổn thương mạch máu, thần kinh, hoặc hội chứng chèn ép khoang.
- Chống chỉ định tương đối: người bệnh đến muộn (trên 1 tuần), gẫy xương ở người lớn, vào các vị trí khó nắn...
Như vậy, có thể thấy rằng điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay khi bị gẫy xương và tổn thương mạch máu có thể sẽ không được thực hiện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.