Điều trị bảo tồn gẫy Monteggia ở bước tiến hành thì người bệnh cần phải được cho nằm ở tư thế nào? Có cần phải tiếp tục theo dõi sau khi thực hiện thủ thuật hay không?
Điều trị bảo tồn gẫy Monteggia ở bước tiến hành thì người bệnh cần phải được cho nằm ở tư thế nào?
Điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay là một trong 42 quy trình kỹ thuật chuyên ngành Ngoại khoa - chuyên khoa Nắn chỉnh hình, bó bột ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014.
Căn cứ theo tiểu mục V Mục 30 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MONTEGGIA
...
V. CÁC BƯỚC TIẾN HÀNH NẮN, BẤT ĐỘNG
1. Người bệnh
- Nằm ngửa trên bàn nắn thông thường, cởi bỏ áo bên định nắn bó bột.
- Gây tê tại chỗ ổ gẫy bằng Xylocaine hoặc Lidocaine (2 ống 1% pha loãng trong 5 ml nước cất hoặc dung dịch Natriclorua 0,9%). Trường hợp nặng hoặc trẻ em: gây mê nhanh toàn thân, theo đường tĩnh mạch (do bác sỹ gây mê thực hiện).
- Vai người bệnh để dạng, đặt 1 đai vải đối lực ở trên khuỷu, cẳng bàn tay để sấp.
2. Các bước tiến hành
2.1. Nắn
Thực chất nắn chỏm quay vào khớp là quan trọng, nắn xương trụ được là tốt, nếu còn di lệch ít thì thôi, di lệch nhiều thì mổ kết hợp xương sau (mổ có chuẩn bị). Không được nắn sớm, chỏm quay trật lâu ngày nắn khó đạt kết quả, kể cả mổ đặt lại cũng rất khó khăn, thường để lại hậu quả rất xấu về cơ năng. Tiến hành nắn:
- Trợ thủ 1: 1 tay cầm vào ngón cái, 1 tay nắm 4 ngón còn lại (hoặc 2 tay nắm cổ tay người bệnh) kéo xuống theo trục cẳng tay, vừa kéo vừa xoay cẳng tay sấp vào trong đến tối đa và gấp dần khuỷu lại (khi bó bột nhớ nhả lại, không bó ở tư thế sấp tối đa này nữa mà chỉ ở tư thế sấp nhẹ).
- Người nắn chính: sau khi trợ thủ kéo như trên đủ thời gian (3-5 phút), căn cứ cụ thể vị trí chỏm quay đã xác định qua phim điện quang, dùng ngón tay cái đẩy vào vị trí (bắt khớp với lồi cầu xương cánh tay), chỏm quay vào khớp có thể cảm thấy tiếng “khục” nhỏ, hoặc cảm giác chỏm quay vào khớp có thể truyền vào tay người nắn, nếu người nắn có kinh nghiệm. Khi nắn xong chỏm quay, nắn sửa thêm xương trụ. Với trường hợp xương trụ gẫy chéo, không cần nắn mà ổ gẫy vẫn tự vào với nhau, vì một khi chỏm quay đã vào khớp sẽ có tác dụng giữ đủ độ dài cho xương trụ.
2.2. Bó bột: bó Bột Cánh - cẳng - bàn tay. Lưu ý:
- Sau khi nắn xong, tháo bỏ đai vải, trợ thủ 1 đỡ tay cho người nắn chính tiến hành bó bột. Trợ thủ 2 và 3: giúp việc (quấn giấy hoặc bông lót, đỡ tay, ngâm bột, vớt bột, vắt bột, đặt dây rạch dọc, chạy ngoài...
- Nhớ rạch dọc bột hoàn toàn.
- Luôn luôn chú ý giữ sao cho chỏm quay không bị trật lại bằng cách cho khuỷu gấp quá 90o, bột cũng bó ở tư thế khuỷu gấp quá 90o.
2.3. Thời gian bất động: với người lớn trung bình 8-10 tuần. Trong thời gian mang bột:
Sau 7-10 ngày chụp kiểm tra, nếu chỏm quay trật lại hoặc xương trụ di lệch: mổ đặt lại khớp và kết hợp xương. Nếu kết quả chụp kiểm tra tốt: thay bột tròn ở tư thế cơ năng, thay bột xong vẫn cần chụp kiểm tra lần nữa xem chỏm quay có bị trật hoặc xương trụ có bị di lệch do quá trình thay bột hay không.
Theo đó, điều trị bảo tồn gẫy Monteggia ở bước tiến hành thì người bệnh cần phải được cho nằm ở tư thế như sau:
- Nằm ngửa trên bàn nắn thông thường, cởi bỏ áo bên định nắn bó bột.
- Gây tê tại chỗ ổ gẫy bằng Xylocaine hoặc Lidocaine (2 ống 1% pha loãng trong 5 ml nước cất hoặc dung dịch Natriclorua 0,9%).
Trường hợp nặng hoặc trẻ em: gây mê nhanh toàn thân, theo đường tĩnh mạch (do bác sỹ gây mê thực hiện).
- Vai người bệnh để dạng, đặt 1 đai vải đối lực ở trên khuỷu, cẳng bàn tay để sấp.
Như vậy, điều trị bảo tồn gẫy Monteggia ở bước tiến hành thì người bệnh cần phải được cho nằm ở tư thế.
Điều trị bảo tồn (Hình từ Internet)
Sau khi điều trị bảo tồn gẫy Monteggia thì có cần phải tiếp tục theo dõi hay không?
Căn cứ theo tiểu mục VI Mục 30 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MONTEGGIA
...
VI. THEO DÕI
Thường theo dõi điều trị ngoại trú, chỉ cần điều trị theo dõi nội trú với các trường hợp có tổn thương phối hợp hoặc có sưng nề, rối loạn dinh dưỡng.
...
Theo đó, sau khi điều trị bảo tồn gẫy Monteggia thì thường theo dõi điều trị ngoại trú, chỉ cần điều trị theo dõi nội trú với các trường hợp có tổn thương phối hợp hoặc có sưng nề, rối loạn dinh dưỡng.
Như vậy, rất cần thiết phải theo dõi vì những vấn đề phát sinh sau khi thực hiện thủ thuật, nhằm đảm bảo an toàn sức khỏe cho người bệnh.
Điều trị bảo tồn gẫy Monteggia thì người bệnh có bị di chứng tai biến hay không?
Căn cứ theo tiểu mục VII Mục 30 Quy trình kỹ thuật Điều trị bảo tồn gẫy thân hai xương cẳng tay ban hành kèm theo Quyết định 199/QĐ-BYT năm 2014 như sau:
ĐIỀU TRỊ BẢO TỒN GẪY MONTEGGIA
...
VII. TAI BIẾN VÀ XỬ TRÍ
- Tai biến mạch máu ít gặp.
- Tai biến thần kinh cũng ít, nếu có, chủ yếu gặp liệt thần kinh quay (thường do căng giãn do chỏm quay khi trật đã co kéo thần kinh quay căng giãn theo. Với tổn thương này, không cần mổ, theo dõi, thần kinh quay thường hồi phục sau vài tháng, có trường hợp sau 6 tháng mới phục hồi hoàn toàn. Không phục hồi sẽ mổ chuyển gân sau.
- Bỏ sót trật lại chỏm quay: nắn tốt nhưng việc theo dõi không tốt, chỏm quay trật lại mà không biết, không XỬ TRÍ sớm, chỏm quay trật lâu ngày không nắn được. Việc mổ đặt lại khớp và tái tạo dây chằng rất khó khăn, nhiều khi phải bất đắc dĩ mổ cắt bỏ chỏm quay.
Theo đó, sau khi người bệnh điều trị bảo tồn gẫy Monteggia xong thì việc xử lý tai biến như sau:
- Tai biến mạch máu ít gặp.
- Tai biến thần kinh cũng ít, nếu có, chủ yếu gặp liệt thần kinh quay (thường do căng giãn do chỏm quay khi trật đã co kéo thần kinh quay căng giãn theo.
Với tổn thương này, không cần mổ, theo dõi, thần kinh quay thường hồi phục sau vài tháng, có trường hợp sau 6 tháng mới phục hồi hoàn toàn. Không phục hồi sẽ mổ chuyển gân sau.
- Bỏ sót trật lại chỏm quay: nắn tốt nhưng việc theo dõi không tốt, chỏm quay trật lại mà không biết, không XỬ TRÍ sớm, chỏm quay trật lâu ngày không nắn được.
Việc mổ đặt lại khớp và tái tạo dây chằng rất khó khăn, nhiều khi phải bất đắc dĩ mổ cắt bỏ chỏm quay.
Như vậy, điều trị bảo tồn gẫy Monteggia thì người bệnh có bị di chứng tai biến thì sẽ có hướng xử lý như quy trình nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.