Điều kiện về tổng tài sản có đối với tổ chức tín dụng nước ngoài khi đề nghị cấp Giấy phép là gì?
Điều kiện về tổng tài sản có và tình hình tài chính đối với tổ chức tín dụng nước ngoài khi đề nghị cấp Giấy phép là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 57/2024/TT-NHNN có giải thích rằng: Tổ chức tín dụng nước ngoài tham gia góp vốn thành lập tổ chức tín dụng phi ngân hàng (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng nước ngoài) bao gồm ngân hàng, công ty tài chính, tập đoàn tài chính.
Căn cứ tại Điều 9 Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định về điều kiện về tổng tài sản có và tình hình tài chính đối với tổ chức tín dụng nước ngoài khi đề nghị cấp Giấy phép như sau:
Điều kiện về tổng tài sản có và tình hình tài chính đối với tổ chức tín dụng nước ngoài khi đề nghị cấp Giấy phép
Khi đề nghị cấp Giấy phép, tổ chức tín dụng nước ngoài là thành viên sáng lập, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đáp ứng các điều kiện về tổng tài sản có và tình hình tài chính sau đây:
1. Có tổng tài sản có ít nhất tương đương 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung đề nghị cấp Giấy phép;
2. Kinh doanh có lãi trong 03 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung đề nghị cấp Giấy phép.
Như vậy, khi đề nghị cấp Giấy phép, tổ chức tín dụng nước ngoài là thành viên sáng lập, chủ sở hữu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải đáp ứng 02 điều kiện về tổng tài sản có và tình hình tài chính sau đây:
(1) Có tổng tài sản có ít nhất tương đương 10 tỷ đô la Mỹ vào cuối năm liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung đề nghị cấp Giấy phép;
(2) Kinh doanh có lãi trong 03 năm liên tiếp liền kề trước năm nộp hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép và đến thời điểm nộp hồ sơ bổ sung đề nghị cấp Giấy phép.
Điều kiện về tổng tài sản có và tình hình tài chính đối với tổ chức tín dụng nước ngoài khi đề nghị cấp Giấy phép là gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép đối với tổ chức tín dụng nước ngoài phải có mấy bộ?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 10 Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định về nguyên tắc lập hồ sơ như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ
...
3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được lập thành 02 bộ (01 bộ bằng tiếng Việt và 01 bộ bằng tiếng Anh), trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác, trong đó:
a) Bộ hồ sơ tiếng Anh phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ các tài liệu sau đây:
(i) Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính gửi trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước;
(ii) Các báo cáo tài chính được lập trực tiếp bằng tiếng Anh;
(iii) Các văn bản khác được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự.
b) Các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam, trừ tài liệu quy định tại điểm c khoản này;
c) Bản dịch các báo cáo tài chính phải được xác nhận của tổ chức, cá nhân được phép hành nghề dịch thuật theo quy định của pháp luật;
d) Các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) được lập tại Việt Nam không cần phải dịch ra tiếng Anh.
4. Trường hợp các giấy tờ là bản sao mà không phải là bản sao có chứng thực, bản sao được cấp từ sổ gốc thì phải xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu, người đối chiếu chịu trách nhiệm về tính chính xác của bản sao so với bản chính.
5. Trong mỗi bộ hồ sơ phải có danh mục tài liệu.
Như vậy, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng liên doanh, tổ chức tín dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài được lập thành 02 bộ (01 bộ bằng tiếng Việt và 01 bộ bằng tiếng Anh), trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác.
*Trong đó:
- Bộ hồ sơ tiếng Anh phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ các tài liệu sau đây:
+ Văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi tổ chức tín dụng nước ngoài đặt trụ sở chính gửi trực tiếp cho Ngân hàng Nhà nước;
+ Các báo cáo tài chính được lập trực tiếp bằng tiếng Anh;
+ Các văn bản khác được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định của pháp luật về hợp pháp hóa lãnh sự.
- Các bản dịch từ tiếng Anh ra tiếng Việt phải được chứng thực chữ ký của người dịch theo quy định về chứng thực của pháp luật Việt Nam, trừ tài liệu quy định tại điểm c khoản này;
- Bản dịch các báo cáo tài chính phải được xác nhận của tổ chức, cá nhân được phép hành nghề dịch thuật theo quy định của pháp luật;
- Các văn bản tiếng Việt là bản gốc (hoặc sao từ bản gốc tiếng Việt) được lập tại Việt Nam không cần phải dịch ra tiếng Anh.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép phải do ai ký?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 57/2024/TT-NHNN quy định về nguyên tắc lập hồ sơ như sau:
Nguyên tắc lập hồ sơ
1. Các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải do Trưởng Ban trù bị ký và các văn bản lập theo các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này là bản gốc; các văn bản khác là bản sao có chứng thực, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác. Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề “Ban trù bị thành lập và tên dự kiến tổ chức tín dụng phi ngân hàng”.
2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép tổ chức tín dụng phi ngân hàng trong nước được lập 01 bộ bằng tiếng Việt, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác
...
Như vậy, các văn bản tại hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép phải do Trưởng Ban trù bị ký và các văn bản lập theo các Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này là bản gốc; các văn bản khác là bản sao có chứng thực, trừ trường hợp Thông tư này có quy định khác.
Lưu ý: Các văn bản do Trưởng Ban trù bị ký phải có tiêu đề “Ban trù bị thành lập và tên dự kiến tổ chức tín dụng phi ngân hàng”.
Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định tại Phụ lục số 05 ban hành kèm theo Thông tư 57/2024/TT-NHNN có dạng:
Xem và tải Mẫu đơn đề nghị cấp giấy phép lần đầu của tổ chức tín dụng phi ngân hàng mới nhất
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.