Điều kiện tiên quyết đối với việc đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cấp độ 2 là gì?

Điều kiện tiên quyết đối với việc đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cấp độ 2 là gì? Năng lực của thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cấp độ 2 được quy định như thế nào? Đây là câu hỏi của anh X.M đến từ Lâm Đồng.

Năng lực của thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cấp độ 2 được quy định như thế nào?

Năng lực của thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cấp độ 2 được quy định tại Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13552-2:2022 (ISO 24801-2:2014) như sau:

Thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 2 phải được đào tạo để khi đánh giá theo Điều 10, họ có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm phù hợp để lặn cùng với các thợ lặn khác tối thiểu có cùng trình độ ở vùng nước mở mà không cần sự giám sát của người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí.

Thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 2 được cấp chứng chỉ lặn với các điều kiện sau, trừ khi họ được đào tạo bổ sung hoặc được một trưởng nhóm lặn đi kèm:

- Lặn tới độ sâu tối đa được khuyến cáo là 20 m với các thợ lặn khác cùng cấp độ;

- Tiến hành các lần lặn không yêu cầu dừng (để) giảm áp dưới nước;

- Chỉ lặn khi có sẵn các biện pháp hỗ trợ phù hợp trên mặt nước (ví dụ: bộ sơ cứu y tế, trưởng nhóm lặn, tàu hỗ trợ; phù hợp với địa điểm lặn và kinh nghiệm của các thợ lặn);

- Lặn ở điều kiện bằng hoặc tốt hơn các điều kiện tại nơi được huấn luyện.

Nếu điều kiện lặn khác biệt đáng kể so với những gì đã trải nghiệm trước đó, thì thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 2 phải yêu cầu định hướng phù hợp từ trưởng nhóm lặn.

Khi cần hướng dẫn thêm, chỉ người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí cấp độ 2 có trình độ phù hợp mới có thể đảm nhận. Nếu được người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí kèm theo thì thợ lặn có bình dưỡng khí cấp độ 2 có thể tiến bộ nhanh chóng vượt các thông số nêu trên và phát triển năng lực trong giải quyết các điều kiện lặn thách thức hơn dành cho các cấp độ cao hơn (ví dụ: độ sâu và dòng chảy tăng lên, giảm tầm nhìn, nhiệt độ cực trị).

thợ lặn

Thợ lặn có bình dưỡng khí (Hình từ Internet)

iều kiện tiên quyết đối với việc đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cấp độ 2 là gì?

Điều kiện tiên quyết đối với việc đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cấp độ 2 được quy định tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13552-2:2022 (ISO 24801-2:2014) như sau:

(1) Yêu cầu chung

Nhà cung cấp dịch vụ phải đảm bảo khách hàng thực hiện đầy đủ các điều kiện tiên quyết sau đây để tham gia vào khóa đào tạo đã được lên kế hoạch.

(2) Người vị thành niên

Phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp nếu học viên đang ở tuổi vị thành niên.

(3) Yêu cầu về sức khỏe

Phải có bằng chứng bằng văn bản chứng minh học viên đã được sàng lọc y tế phù hợp để tham gia lặn giải trí thông qua bảng câu hỏi hoặc kiểm tra y tế phù hợp (xem mẫu Tờ khai sàng lọc y tế tại Phụ lục A). Trường hợp còn nghi ngờ hoặc tùy theo quyết định của người hướng dẫn lặn, học viên phải được giới thiệu đến các cơ sở y tế thích hợp. Nếu không được bác sĩ khám, thì học viên phải ký cam kết đã hiểu thông tin dạng văn bản do người hướng dẫn lặn có bình dưỡng khí cung cấp về các loại bệnh tật và tình trạng thể lực có thể gây ra những rủi ro liên quan đến hoạt động lặn.

Học viên phải được tư vấn về tầm quan trọng của việc kiểm tra y tế thông thường.

Thiết bị, dụng cụ để đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cấp độ 2 sẽ gồm những gì?

Thiết bị, dụng cụ để đào tạo thợ lặn có bình dưỡng khí với mục đích giải trí cấp độ 2 được quy định tại tiểu mục 7.1 Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 13552-2:2022 (ISO 24801-2:2014) như sau:

Học viên phải có kiến thức phù hợp liên quan đến đặc điểm vật lý, các nguyên tắc thao tác, bảo trì và sử dụng các thiết bị, dụng cụ sau:

- Mặt nạ lặn;

- Chân vịt;

- Ống thở;

- Bộ đồ lặn;

- Hệ thống thả nhanh trọng lượng;

- Phao cứu đắm, cờ và phao đánh dấu;

- Xy lanh;

- Van xy lanh;

- Bộ điều chỉnh lặn;

- Đồng hồ đo áp suất lặn (bộ giám sát áp suất khí thở);

- Nguồn khí thở luân phiên;

- Hệ thống xy lanh hỗ trợ;

- Thiết bị kiểm soát độ nổi;

- Thiết bị tính thời gian;

- Thiết bị hỗ trợ điều hướng dưới mặt nước;

- Đồng hồ đo độ sâu;

- Bảng lặn;

- Máy tính lặn;

- Dao/dụng cụ cắt;

- Đèn;

- Dụng cụ ra tín hiệu khẩn cấp (thính giác, thị giác);

- Bộ sơ cứu và bình ôxy;

- Sổ nhật ký lặn cá nhân.

CHÚ THÍCH: Nếu yêu cầu bổ sung thiết bị, thì cần cung cấp hoạt động đào tạo liên quan (ví dụ: thiết bị hỗ trợ điều hướng dưới mặt nước, dao/dụng cụ cắt), ở những môi trường có sử dụng phao đánh dấu bề mặt hoặc phao đánh dấu bề mặt mở trễ, thì thợ lặn cần được hướng dẫn sử dụng các thiết bị này.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

930 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào