Điều kiện hành nghề của bác sỹ gây mê hồi sức là gì? Các bác sĩ gây mê hồi sức được thực hiện các công việc gì trong khi phẫu thuật?

Cho tôi hỏi điều kiện hành nghề của bác sĩ gây mê hồi sức là gì? Các bác sĩ gây mê hồi sức được thực hiện các công việc gì trong khi phẫu thuật? Khoa gây mê hồi sức gồm các bộ phận nào? Mong được trả lời, tôi cảm ơn!

Điều kiện hành nghề của bác sỹ gây mê hồi sức là gì?

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Thông tư 13/2012/TT-BYT hướng dẫn công tác gây mê - hồi sức do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:

Điều 5.Các chức danh chuyên môn thực hiện việc gây mê - hồi sức
1. Bác sỹ gây mê - hồi sức là bác sỹ đã được đào tạo về chuyên khoa gây mê - hồi sức từ 18 tháng trở lên và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Điều kiện để được cấp chứng chỉ hành nghề phù hợp với chuyên môn được quy định cụ thể tại Điều 18 Luật Khám bệnh chữa bệnh 2009 đối với người Việt Nam như sau:

Điều 18. Điều kiện để cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam
1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:
a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;
b) Giấy chứng nhận là lương y;
c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.
3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 24 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì thời gian thực hành đối với bác sĩ là 18 tháng.

Tóm lại để được hành nghề gây mê hồi sức anh phải thỏa mãn điều kiện đào tạo về chuyên khoa gây mê hồi sức tối thiểu là 18 tháng đồng thời phải có chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh.

Trình tự thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh được quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám, chữa bệnh.

Điều kiện hành nghề của bác sỹ gây mê hồi sức là gì? Các bác sĩ gây mê hồi sức được thực hiện các công việc gì trong khi phẫu thuật?

Điều kiện hành nghề của bác sỹ gây mê hồi sức là gì? Các bác sĩ gây mê hồi sức được thực hiện các công việc gì trong khi phẫu thuật?

Các bác sĩ gây mê hồi sức được thực hiện các công việc gì trong khi phẫu thuật?

Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều 10 Thông tư 12/2012/TT-BYT quy định nhiệm vụ của các bác sĩ trong khu phẫu thuật như sau:

Điều 10. Nhiệm vụ và quyền hạn của bác sỹ gây mê - hồi sức
Thực hiện các chức năng, nhiệm vụ chung theo sự phân công của trưởng khoa, tại mỗi bộ phận bác sĩ có chức năng, nhiệm vụ cụ thể như sau:
...
2. Nhiệm vụ của bác sĩ tại khu phẫu thuật:
a) Tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về chuyên môn gây mê - hồi sức theo sự phân công của trưởng khoa;
b) Trong trường hợp vượt quá khả năng chuyên môn hoặc có tai biến xảy ra phải kịp thời báo cáo trưởng khoa;
c) Đôn đốc, kiểm tra, nhắc nhở các bác sỹ, điều dưỡng viên, các nhân viên y tế và các đối tượng khác (nếu được bác sĩ tại khu phẫu thuật cho phép) có mặt trong phòng mổ; bảo đảm kiểm soát nhiễm khuẩn trong phòng mổ;
d) Kiểm tra người bệnh, hồ sơ bệnh án gây mê - hồi sức trước và sau phẫu thuật; các tài liệu phải được ghi đầy đủ, chính xác và trung thực;
đ) Luôn có mặt khi gây mê - hồi sức cho người bệnh, trừ trường hợp đã có bác sỹ gây mê - hồi sức khác thay thế sau khi đã bàn giao đầy đủ;
e) Phối hợp chặt chẽ với các khoa và người thực hiện phẫu thuật, thủ thuật có liên quan để hoàn thành tốt công việc, thực hiện kế hoạch phẫu thuật, theo dõi và chăm sóc người bệnh trước, trong và sau phẫu thuật;
g) Tham gia duyệt phẫu thuật, thủ thuật, khám và chuẩn bị người bệnh trước gây mê để đánh giá, giải thích, có thể bổ sung các xét nghiệm hoặc điều trị, mời hội chẩn nếu cần, lập kế hoạch gây mê - hồi sức;
h) Khám lại người bệnh tại khoa phòng trong thời gian từ 01-07 ngày trước khi phẫu thuật, thủ thuật theo kế hoạch. Thực hiện khám trước, trong hoặc sau phẫu thuật cấp cứu tùy thuộc tính chất khẩn cấp của can thiệp ngoại khoa;
i) Phân công, giám sát các hoạt động chuyên môn của điều dưỡng viên gây mê - hồi sức;
k) Kiểm tra lại các phương tiện và thuốc gây mê - hồi sức mà điều dưỡng viên gây mê - hồi sức đã chuẩn bị trước đó. Phải tự kiểm tra lại hồ sơ bệnh án về tên tuổi, vị trí phẫu thuật của người bệnh. Thực hiện các kỹ thuật khó như mở khí quản, dẫn lưu màng phổi, chọc tĩnh mạch trung tâm, gây tê vùng, đặt nội khí quản tiên lượng khó;
l) Kiểm tra trước khi truyền máu và chế phẩm máu theo quy định tại Quy chế truyền máu ban hành kèm theo Quyết định số 06/QĐ-BYT ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Y tế;
m) Một bác sỹ gây mê - hồi sức cùng một thời điểm chịu trách nhiệm gây mê - hồi sức tối đa 02 (hai) bàn mổ liền kề nhau với điều kiện sẵn sàng can thiệp lúc cần thiết và điều dưỡng viên gây mê - hồi sức luôn có mặt để theo dõi người bệnh. Các trường hợp đặc biệt cần phụ trách cùng một lúc nhiều hơn 02 (hai) bàn mổ thì phải được sự nhất trí và chịu trách nhiệm của trưởng khoa gây mê - hồi sức;
n) Trong trường hợp xảy ra biến chứng, tai biến nặng phải báo cáo Trưởng khoa và tập trung chi viện, giúp đỡ lẫn nhau về nhân lực, phương tiện và thuốc;
o) Trong trường hợp cần xử trí cấp cứu có thể phối hợp với bác sỹ phẫu thuật, điều dưỡng viên gây mê - hồi sức thực hiện y lệnh trực tiếp trong phòng phẫu thuật, sau đó phải ghi chép đầy đủ vào hồ sơ bệnh án theo quy định;
p) Chịu trách nhiệm về gây mê - hồi sức cho đến khi người bệnh hết tác dụng của phương pháp gây mê và của thuốc an thần, gây mê, gây tê. Chịu trách nhiệm về y lệnh chuyển người bệnh ra khỏi phòng mổ, từ bộ phận hồi tỉnh chuyển về bộ phận hồi sức ngoại khoa, khoa phòng khác hay xuất viện. Khi người bệnh có nguy cơ cao (tuần hoàn không ổn định, suy hô hấp, đang hỗ trợ hô hấp qua ống nội khí quản hay qua ống mở khí quản, đang dùng thuốc vận mạch hoặc tình trạng nặng khác) phải bố trí nhân lực có đủ trình độ chuyên môn phối hợp vận chuyển người bệnh để kịp thời xử trí.

Các phòng ban trong khoa gây mê hồi sức được gồm có các phòng ban gì?

Căn cứ khoản 1 Điều 4 Thông tư 13/2012/TT-BYT quy định cơ cấu tổ chức của khoa gây mê hồi sức gồm các phòng ban sau:

- Hành chính;

- Khám trước gây mê;

- Phẫu thuật;

- Hồi tỉnh;

- Hồi sức ngoại khoa;

- Chống đau.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

15,699 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào