Điều kiện đối với tổ chức phi chính phủ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình dự án tài chính vi mô là gì?
- Điều kiện đối với tổ chức phi chính phủ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình dự án tài chính vi mô là gì?
- Mẫu đơn đăng ký chương trình dự án tài chính vi mô của tổ chức phi chính phủ gồm những nội dung gì?
- Tổ chức phi chính phủ gửi báo cáo tình hình hoạt động vào khoảng thời gian nào trong năm?
Điều kiện đối với tổ chức phi chính phủ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình dự án tài chính vi mô là gì?
Theo Điều 4 Quyết định 20/2017/QĐ-TTg quy định về điều kiện đăng ký chương trình dự án tài chính vi mô, cụ thể là:
Điều kiện đăng ký chương trình, dự án tài chính vi mô
1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ phải thực hiện việc đăng ký theo quy định tại Quyết định này khi thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô.
2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình, dự án tài chính vi mô (sau đây gọi là Giấy chứng nhận đăng ký) khi đảm bảo các điều kiện sau:
a) Có vốn thực hiện tài chính vi mô hợp pháp theo quy định của pháp luật;
b) Có cơ cấu tổ chức chương trình, dự án tài chính vi mô theo quy định tại Điều 10 Quyết định này;
c) Người quản lý, điều hành chương trình, dự án tài chính vi mô có tối thiểu bằng đại học chuyên ngành về một trong những lĩnh vực kinh tế, ngân hàng, tài chính, kế toán, quản trị kinh doanh hoặc có ít nhất 01 năm kinh nghiệm về hoạt động ngân hàng hoặc hoạt động tài chính vi mô;
d) Có các quy định nội bộ để thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô;
đ) Được Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ đồng ý việc thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô đối với tổ chức phi chính phủ do Bộ Ngoại giao, Bộ Nội vụ cấp phép;
e) Được Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện, Ủy ban nhân dân cấp phường, xã theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân có thẩm quyền) đồng ý việc thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn.
Điều kiện đối với tổ chức phi chính phủ để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký chương trình dự án tài chính vi mô là gì? (Hình từ Internet)
Mẫu đơn đăng ký chương trình dự án tài chính vi mô của tổ chức phi chính phủ gồm những nội dung gì?
Theo Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-TTg quy định như sau:
Theo đó, mẫu đơn đăng ký chương trình dự án tài chính vi mô của tổ chức phi chính phủ gồm những nội dung sau đây:
- Tên chương trình, dự án tài chính vi mô
- Địa chỉ trụ sở của chương trình, dự án tài chính vi mô
- Địa bàn hoạt động: (Ghi cụ thể địa bàn hoạt động theo địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương được Ủy ban nhân dân có thẩm quyền chấp thuận, phê duyệt, cho phép việc thực hiện chương trình, dự án tài chính vi mô trên địa bàn)
- Vốn được cấp:
- Nội dung hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô
- Thời hạn hoạt động của chương trình dự án, tài chính vi mô.
Tổ chức phi chính phủ gửi báo cáo tình hình hoạt động vào khoảng thời gian nào trong năm?
Về thời gian gửi báo cáo tình hình hoạt động ta căn cứ theo Điều 14 Quyết định 20/2017/QĐ-TTg như sau:
Chế độ tài chính, hạch toán, kế toán và báo cáo
1. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ thực hiện chế độ tài chính, hạch toán kế toán và báo cáo tài chính đối với chương trình, dự án tài chính vi mô theo quy định của Bộ Tài chính và các quy định có liên quan của pháp luật.
2. Hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô được hạch toán kế toán độc lập với các hoạt động khác của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.
3. Định kỳ 06 tháng trước thời hạn 31 tháng 01 và 31 tháng 7, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ gửi báo cáo tình hình hoạt động theo quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Quyết định này như sau:
a) Đối với chương trình, dự án tài chính vi mô quy định tại khoản 1 Điều 6 Quyết định này: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng); Bộ Tài chính; Bộ Ngoại giao đối với tổ chức phi chính phủ nước ngoài hoặc Bộ Nội vụ đối với tổ chức phi chính phủ trong nước; Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi địa bàn hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô;
b) Đối với chương trình, dự án tài chính vi mô quy định tại khoản 2 Điều 6 Quyết định này: Ngân hàng Nhà nước chi nhánh; Ủy ban nhân dân có thẩm quyền, Sở Tài chính tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi địa bàn hoạt động của chương trình, dự án tài chính vi mô.
Theo đó, định kỳ 06 tháng trước thời hạn 31 tháng 01 và 31 tháng 7 thì tổ chức phi chính phủ gửi báo cáo tình hình hoạt động theo quy định tại Mẫu số 03 ban hành kèm theo Quyết định 20/2017/QĐ-TTg.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.