Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thi công trám lấp giếng như thế nào? Trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng để làm gì?

Cho mình hỏi ban tư vấn rằng hiện nay thì điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thi công trám lấp giếng như thế nào? Trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng để làm gì? Căn cứ pháp lý cụ thể cho điều này, cảm ơn!

Điều kiện đối với tổ chức, cá nhân thi công trám lấp giếng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 1 Thông tư 72/2017/TT-BTNMT như sau:

"Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Thông tư này quy định về xử lý, trám lấp các loại giếng khoan, lỗ khoan, giếng đào sau khi sử dụng xong hoặc bị hỏng (sau đây gọi tắt là giếng không sử dụng) trong hoạt động thăm dò, khai thác nước dưới đất, khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ, nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất, và các hoạt động khoan, đào khác. "

Bên cạnh đó, tạo Điều 36 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định như sau:

"Điều 36. Hành nghề khoan nước dưới đất
1. Việc khoan điều tra, khảo sát, thăm dò và khoan khai thác nước dưới đất phải do tổ chức, cá nhân được phép hành nghề khoan nước dưới đất thực hiện.
2. Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc hành nghề khoan nước dưới đất."

Như vậy đối với tổ chức, cá nhân thi công trám lấp giếng khoan, lỗ khoan, giếng đào thuộc hoạt động khoan, đào phải đáp ứng điều kiện hành nghề theo quy định trên.

Trám lấp giếng

Trám lấp giếng

Trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng để làm gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 35 Luật Tài nguyên nước 2012 quy định như sau:

"Điều 35. Bảo vệ nước dưới đất
1. Tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác nước dưới đất; hành nghề khoan nước dưới đất; khoan khảo sát địa chất công trình, thăm dò địa chất, thăm dò, khai thác khoáng sản, dầu khí; xử lý nền móng công trình, tháo khô mỏ và các hoạt động khoan, đào khác phải thực hiện các biện pháp bảo vệ nước dưới đất, trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng.
2. Tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản, xây dựng công trình ngầm phải tuân thủ tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, chống suy thoái, cạn kiệt nguồn nước dưới đất.
3. Ở những vùng nước dưới đất bị khai thác quá mức hoặc bị suy thoái nghiêm trọng, cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước phải khoanh vùng cấm, vùng hạn chế khai thác và có các biện pháp kiểm soát nghiêm ngặt để bảo vệ nguồn nước dưới đất."

Như vậy, trám lấp giếng sau khi đã sử dụng xong hoặc bị hỏng để bảo vệ nước dưới đất.

Phân loại giếng không sử dụng để xử lý, trám lấp giếng như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 4 Thông tư 72/2017/TT-BTNMT như sau:

"Điều 4. Phân loại giếng không sử dụng để xử lý, trám lấp
1. Đối với các giếng khai thác nước dưới đất thuộc trường hợp không phải xin phép khai thác, sử dụng nước theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bao gồm các giếng không sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Giếng có thể tiếp tục khai thác, nhưng chủ giếng không có nhu cầu tiếp tục khai thác, sử dụng nước và không có kế hoạch để sử dụng cho các mục
đích khác;
b) Giếng không sử dụng nằm trong phạm vi bị thu hồi đất, giải phóng mặt bằng mà tổ chức, cá nhân nhận bàn giao mặt bằng không sử dụng;
c) Giếng bị hỏng không khắc phục được; giếng không thể tiếp tục khai thác do bị ô nhiễm, chất lượng nước không đáp ứng yêu cầu cho mục đích sử dụng hoặc do các nguyên nhân khác;
d) Giếng mà chủ giếng vi phạm pháp luật về tài nguyên nước, đã bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc phải trám lấp giếng theo quy định của pháp luật.
2. Đối với các giếng khai thác nước dưới đất của công trình khai thác thuộc trường hợp phải xin phép khai thác, sử dụng nước (sau đây gọi tắt là giấy phép) theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước, bao gồm các giếng không sử dụng thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất đã có giấy phép, nhưng chủ giấy phép trả lại giấy phép hoặc điều chỉnh giấy phép, trong đó có việc điều chỉnh giếng khai thác hoặc giếng quan trắc hoặc giấy phép bị thu hồi vì lý do quốc phòng, an ninh hoặc vì lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và đã được Nhà nước bồi thường, hoàn trả tiền cấp quyền khai thác tài nguyên nước theo quy định của pháp luật;
Đối với trường hợp quy định tại Điểm này thì việc xử lý, trám lấp giếng được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc trả lại, thu hồi hoặc điều chỉnh giấy phép theo quy định của pháp luật.
b) Giếng thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này thuộc công trình khai thác nước dưới đất phải xin phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước mà không có giấy phép và bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp buộc phải trám lấp giếng theo quy định của pháp luật;
c) Giếng thuộc công trình khai thác nước dưới đất phải xin phép theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước mà không đủ điều kiện để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp, gia hạn giấy phép và có yêu cầu phải trám lấp giếng theo quy định của pháp luật về tài nguyên nước.
3. Đối với các giếng không sử dụng không thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này, bao gồm:
a) Giếng khoan thăm dò nước dưới đất mà chủ giấy phép xác định đã hoàn thành nhiệm vụ và không sử dụng để khai thác hoặc quan trắc;
b) Giếng khoan quan trắc nước dưới đất của mạng lưới quan trắc tài nguyên nước mà đơn vị quản lý, vận hành xác định đã bị hỏng, không thể khắc phục hoặc phải thay đổi vị trí hoặc vì các lý do khác mà không thể tiếp tục quan trắc;
c) Giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, đánh giá nước dưới đất mà đơn vị thực hiện dự án xác định đã sử dụng xong và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác;
d) Giếng sử dụng để tháo khô mỏ, hố móng, giếng khoan thuộc các dự án nghiên cứu, điều tra, tìm kiếm, thăm dò địa chất và khoáng sản; giếng khoan khảo sát địa chất công trình (trừ giếng khoan thuộc phạm vi hố móng và được thi công ngay sau đó) mà chủ giếng xác định đã sử dụng xong và không có nhu cầu, kế hoạch sử dụng cho các mục đích khác hoặc bị hư hỏng không thể tiếp tục sử dụng;
đ) Giếng tồn tại trên thực tế nhưng không sử dụng và không xác định được chủ giếng;
e) Giếng khoan gây ra sự cố sụt, lún đất, làm ảnh hưởng đến số lượng, chất lượng nước dưới đất hoặc gây sự cố bất thường khác ảnh hưởng đến công trình xây dựng và đời sống của cộng đồng dân cư trong khu vực lân cận;
g) Giếng khoan bị sự cố trong quá trình khoan và không thể khắc phục được hoặc giếng khoan chưa hoàn thành nhưng buộc phải thay đổi vị trí khoan."

Theo đó, việc phân loại giếng không sử dụng để xử lý, trám lấp giếng được quy định như trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

3,575 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào