Điều kiện để trở thành thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã là gì? Trường hợp nào thành viên Hội đồng hợp tác xã sẽ bị bãi nhiệm, cách chức?
Điều kiện để trở thành thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã là gì?
Tại khoản 1 Điều 40 Luật Hợp xã 2012 quy định:
Điều kiện trở thành thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Thành viên hội đồng quản trị hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là thành viên hợp xác xã;
b) Không đồng thời là thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, kiểm soát viên;
c) Điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.
2. Thành viên hội đồng quản trị liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là người đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên;
b) Không đồng thời là thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng liên hiệp hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, kiểm soát viên;
c) Điều kiện khác do điều lệ liên hiệp hợp tác xã quy định.
3. Kiểm soát viên, thành viên ban kiểm soát hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là thành viên hợp tác xã;
b) Không đồng thời là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, thành viên khác của ban kiểm soát;
c) Điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.
4. Kiểm soát viên, thành viên ban kiểm soát liên hiệp hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Là người đại diện hợp pháp của hợp tác xã thành viên theo quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;
b) Không đồng thời là thành viên hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng liên hiệp hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, thành viên khác của ban kiểm soát;
c) Điều kiện khác do điều lệ liên hiệp hợp tác xã quy định.
5. Giám đốc (tổng giám đốc) phải đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật và điều lệ.
6. Những người sau đây không được là thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát, kiểm soát viên hoặc giám đốc (tổng giám đốc) hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã:
a) Đang chấp hành hình phạt tù hoặc đang bị Tòa án cấm hành nghề kinh doanh;
b) Đã bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia, xâm phạm sở hữu, các tội phạm về quản lý kinh tế mà chưa được xóa án tích;
c) Trường hợp khác theo quy định của pháp luật và điều lệ.
Theo đó, thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
- Là thành viên hợp xác xã;
- Không đồng thời là thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, kế toán trưởng, thủ quỹ của cùng hợp tác xã và không phải là cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; vợ, chồng; con, con nuôi; anh, chị, em ruột của thành viên hội đồng quản trị, ban kiểm soát, kiểm soát viên;
- Điều kiện khác do điều lệ hợp tác xã quy định.
Hội đồng quản trị hợp tác xã (Hình từ Internet)
Trường hợp nào thành viên Hội đồng hợp tác xã sẽ bị bãi nhiệm, cách chức?
Theo Điều 41 Luật Hợp tác xã 2012 có quy định:
Miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức, chấm dứt hợp đồng các chức danh quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng nếu thuộc một trong những trường hợp sau:
a) Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
b) Tự nguyện xin từ chức;
c) Bị Tòa án tuyên án hình phạt tù hoặc bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
d) Trường hợp khác theo quy định của điều lệ hoặc theo quy định trong hợp đồng lao động ký kết giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với giám đốc (tổng giám đốc).
2. Thành viên hội đồng quản trị, thành viên ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên, giám đốc (tổng giám đốc) sau khi bị miễn nhiệm, bãi nhiệm, cách chức hoặc chấm dứt hợp đồng lao động phải chịu trách nhiệm đối với các quyết định của mình trong thời gian đảm nhiệm chức vụ đó.
Theo đó, với 04 trường hợp thành viên Hội đồng quản trị hợp tác xã sẽ bị bãi nhiệm, cách chức đó là:
- Bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự;
- Tự nguyện xin từ chức;
- Bị Tòa án tuyên án hình phạt tù hoặc bị cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Trường hợp khác theo quy định của điều lệ hoặc theo quy định trong hợp đồng lao động ký kết giữa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã với giám đốc (tổng giám đốc).
Nhiệm kỳ của Ban kiểm soát theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị hợp tác xã phải không?
Theo Điều 39 Luật Hợp tác xã 2012 có nêu thì nhiệm kỳ của ban kiểm soát thực hiện theo nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị hợp tác xã.
Và Ban kiểm soát chịu trách nhiệm trước đại hội thành viên và có quyền hạn và nhiệm vụ sau đây:
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của pháp luật và điều lệ;
- Kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nghị quyết, quyết định của đại hội thành viên, hội đồng quản trị và quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Giám sát hoạt động của hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc), thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của pháp luật, điều lệ, nghị quyết của đại hội thành viên, quy chế của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Kiểm tra hoạt động tài chính, việc chấp hành chế độ kế toán, phân phối thu nhập, xử lý các khoản lỗ, sử dụng các quỹ, tài sản, vốn vay của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và các khoản hỗ trợ của Nhà nước;
- Thẩm định báo cáo kết quả sản xuất, kinh doanh, báo cáo tài chính hằng năm của hội đồng quản trị trước khi trình đại hội thành viên;
- Tiếp nhận kiến nghị liên quan đến hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; giải quyết theo thẩm quyền hoặc kiến nghị hội đồng quản trị, đại hội thành viên giải quyết theo thẩm quyền;
- Trưởng ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên được tham dự các cuộc họp của hội đồng quản trị nhưng không được quyền biểu quyết;
- Thông báo cho hội đồng quản trị và báo cáo trước đại hội thành viên về kết quả kiểm soát; kiến nghị hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) khắc phục những yếu kém, vi phạm trong hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Yêu cầu cung cấp tài liệu, sổ sách, chứng từ và những thông tin cần thiết để phục vụ công tác kiểm tra, giám sát nhưng không được sử dụng các tài liệu, thông tin đó vào mục đích khác;
- Chuẩn bị chương trình và triệu tập đại hội thành viên bất thường theo quy định tại khoản 3 Điều 31 Luật Hợp tác xã 2012;
- Thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ khác theo quy định của Luật này và điều lệ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.