Điều kiện để thành viên hộ gia đình được tách hộ khẩu có phụ thuộc vào diện tích nhà ở theo chính sách nông thôn mới không?
Điều kiện để thành viên hộ gia đình được tách hộ khẩu để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú 2020 quy định về tách hộ như sau:
"Điều 25. Tách hộ
1. Thành viên hộ gia đình được tách hộ để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ; trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó;
c) Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp quy định tại Điều 23 của Luật này."
Theo đó, thành viên hộ gia đình được tách hộ khẩu để đăng ký thường trú tại cùng một chỗ ở hợp pháp khi đáp ứng các điều kiện sau:
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ. Nếu trường hợp có nhiều thành viên cùng đăng ký tách hộ để lập thành một hộ gia đình mới thì trong số các thành viên đó có ít nhất một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Được chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đồng ý, trừ trường hợp thành viên hộ gia đình đăng ký tách hộ là vợ, chồng đã ly hôn mà vẫn được cùng sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
- Nơi thường trú của hộ gia đình không thuộc trường hợp địa điểm không được đăng ký thường trú mới.
Tách hộ khẩu (Hình từ Internet)
Hồ sơ và thủ tục tách hộ khẩu được quy định như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Luật Cư trú 2020 hồ sơ tách hộ khẩu bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, trong đó ghi rõ ý kiến đồng ý cho tách hộ của chủ hộ, chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp, trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản.
Trường hợp tách hộ sau ly hôn thì hồ sơ tách hộ bao gồm tờ khai thay đổi thông tin cư trú, giấy tờ, tài liệu chứng minh việc ly hôn và việc tiếp tục được sử dụng chỗ ở hợp pháp đó.
Theo khoản 3 Điều 25 Luật Cư trú 2020 quy định thủ tục tách hộ được thực hiện như sau:
"a) Người đăng ký tách hộ nộp hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này đến cơ quan đăng ký cư trú;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ và hợp lệ, cơ quan đăng ký cư trú có trách nhiệm thẩm định, cập nhật thông tin về hộ gia đình liên quan đến việc tách hộ vào Cơ sở dữ liệu về cư trú và thông báo cho người đăng ký về việc đã cập nhật thông tin; trường hợp từ chối giải quyết tách hộ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do."
Như vậy, việc tách hộ khẩu được thực hiện theo quy định nêu trên. Không căn cứ vào diện tích nhà ở của người dân.
Chuẩn hộ nghèo và hộ cận nghèo trong giai đoạn 2022-2025 được quy định như thế nào?
Chuẩn nghèo là căn cứ để đo lường và giám sát mức độ thiếu hụt về thu nhập và tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của người dân; là cơ sở xác định đối tượng để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác năm 2021 theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 07/2021/NĐ-CP.
Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 07/2021/NĐ-CP quy định:
"2. Chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022 - 2025
a) Chuẩn hộ nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt từ 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên.
b) Chuẩn hộ cận nghèo
- Khu vực nông thôn: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 1.500.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản.
- Khu vực thành thị: Là hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2.000.000 đồng trở xuống và thiếu hụt dưới 03 chỉ số đo lường mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản."
Theo đó, tùy khu vực nông thôn hay thành thị, căn cứ vào tiêu chí thu nhập, mức độ thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản để xác định là đối tượng chuẩn hộ nghèo hay hộ cận nghèo để thực hiện các chính sách giảm nghèo, an sinh xã hội và hoạch định các chính sách kinh tế - xã hội khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.