Điều kiện để thành lập Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu là gì? Thành phần của tổ chức gồm những ai?

Xin cho tôi hỏi: Điều kiện để thành lập Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu là gì? Thành phần của Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu gồm những ai? - câu hỏi của anh Quý (Cần Thơ)

Điều kiện để thành lập Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu là gì?

Điều kiện để thành lập Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu được quy định tại Điều 5 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 10/12/2023) như sau:

Các trường hợp thành lập tổ chức phối hợp liên ngành
1. Khi giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những công việc liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ cần thiết phải có sự tập trung chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.
2. Khi xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết của một bộ, cơ quan ngang bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.

Như vậy, Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu được thành lập trong các trường hợp sau đây:

- Khi giải quyết những công việc quan trọng liên quan đến quốc phòng, an ninh, đối ngoại, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những công việc liên quan đến nhiệm vụ quản lý nhà nước của nhiều bộ, cơ quan ngang bộ cần thiết phải có sự tập trung chỉ đạo, điều hành của Thủ tướng Chính phủ.

- Khi xảy ra thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh đặc biệt nghiêm trọng vượt quá khả năng giải quyết của một bộ, cơ quan ngang bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.

Trước đây, theo Điều 5 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ 10/12/2023) quy định như sau:

Điều kiện thành lập
Tổ chức phối hợp liên ngành được thành lập theo các điều kiện sau đây:
1. Theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ;
2. Khi giải quyết những công việc liên quan đến chủ quyền quốc gia, biên giới lãnh thổ, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những vấn đề quan trọng có tính liên ngành liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ mà trong quá trình phối hợp xử lý còn có những ý kiến khác nhau;
3. Khi xẩy ra những vấn đề đột xuất, các sự cố nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn vượt quá khả năng giải quyết của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.

Căn cứ trên quy định Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu được thành lập theo các điều kiện sau đây:

- Theo quy định của luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ;

- Khi giải quyết những công việc liên quan đến chủ quyền quốc gia, biên giới lãnh thổ, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, huy động nguồn lực lớn, các công trình trọng điểm quốc gia, những vấn đề quan trọng có tính liên ngành liên quan đến trách nhiệm của nhiều Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ mà trong quá trình phối hợp xử lý còn có những ý kiến khác nhau;

- Khi xảy ra những vấn đề đột xuất, các sự cố nghiêm trọng như thiên tai, dịch bệnh, tai nạn vượt quá khả năng giải quyết của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cần tập trung giải quyết trong thời gian nhất định.

tổ chức phối hợp liên ngành

Điều kiện để thành lập Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu là gì? (Hình từ Internet)

Thành phần của Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu gồm những ai?

Thành phần của Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu được quy định tại khoản 2 Điều 7 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 10/12/2023) như sau:

- Cấp phó là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ được giao làm nhiệm vụ cơ quan thường trực của tổ chức phối hợp liên ngành;

- Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là lãnh đạo cấp phó của bộ, ban, ngành, đoàn thể ở trung ương trở lên.

Trước đây, theo khoản 1 Điều 7 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ 10/12/2023) quy định như sau:

Thành phần
1. Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ đứng đầu gồm:
a) Cấp phó là Thủ trưởng cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành;
b) Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là cấp thứ trưởng trở lên.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ đứng đầu gồm:
a) Một hoặc một số cấp phó, trong đó có một cấp phó là Phó Thủ trưởng cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành;
b) Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là cấp thứ trưởng.
3. Các thành viên hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.

Căn cứ trên quy định Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu bao gồm:

- Cấp phó là Thủ trưởng cơ quan được giao làm nhiệm vụ thường trực tổ chức phối hợp liên ngành;

- Ủy viên đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan là cấp thứ trưởng trở lên.

- Thành viên.

Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu không xác định được thời gian hoạt động thì giải thể khi nào?

Căn cứ khoản 3 Điều 13 Quyết định 23/2023/QĐ-TTg (Có hiệu lực từ 10/12/2023) quy định Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu không xác định được thời gian hoạt động thì giải thể khi không hoạt động, hoạt động không hiệu quả hoặc đã hoàn thành nhiệm vụ.

Trước đây, theo khoản 2 Điều 13 Quy chế thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành ban hành kèm theo Quyết định 34/2007/QĐ-TTg (Hết hiệu lực từ 10/12/2023) quy định như sau:

Giải thể
1. Tổ chức phối hợp liên ngành xác định được thời gian hoạt động thì tự giải thể theo thời hạn ghi trong quyết định thành lập.
2. Tổ chức phối hợp liên ngành không xác định được thời gian hoạt động thì giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
3. Tổ chức phối hợp liên ngành không hoàn thành nhiệm vụ thì bị giải thể.
Thủ tướng Chính phủ quyết định việc giải thể tổ chức phối hợp liên ngành quy định tại các khoản 2 và 3 Điều này theo đề nghị của Bộ Nội vụ.

Căn cứ trên quy định Tổ chức phối hợp liên ngành do Thủ tướng Chính phủ đứng đầu không xác định được thời gian hoạt động thì giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

923 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào