Điều kiện để hợp tác xã có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội như thế nào?

Xin hỏi, điều kiện để hợp tác xã có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội như thế nào? Ngân hàng Chính sách xã hội cho hợp tác xã có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn bằng phương thức nào? Câu hỏi của chị D.M (An Giang).

Điều kiện để hợp tác xã có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù được vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội như thế nào?

Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012, hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã.

Cơ sở sản xuất kinh doanh bao gồm doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ kinh doanh có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù thuộc đối tượng vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg.

Tại khoản 2 Điều 3 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg quy định điều kiện vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội đối với cơ sở sản xuất kinh doanh trong đó có hợp tác xã có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù như sau:

- Được thành lập và hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật;

- Sử dụng tối thiểu 10% tổng số lao động là người chấp hành xong án phạt tù đáp ứng các điều kiện sau:

+ Có nhu cầu vay vốn; có tên trong danh sách người chấp hành xong án phạt tù về cư trú tại địa phương, chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không tham gia các tệ nạn xã hội, do Công an cấp xã lập và được Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận. Thời gian kể từ khi chấp hành xong án phạt tù đến thời điểm vay vốn tối đa là 05 năm;

Và ký hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật về lao động;

- Có phương án vay vốn và được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thực hiện phương án xác nhận theo Mẫu số 02 kèm theo Quyết định 22/2023/QĐ-TTg.

Đồng thời, hợp tác xã có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù phải thuộc trường hợp không còn dư nợ tại Ngân hàng Chính sách xã hội đối với các chương trình tín dụng khác có cùng mục đích sử dụng vốn vay để đào tạo nghề và sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm theo quy định của pháp luật.

Hợp tác xã có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội

Hợp tác xã có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội (Hình từ Internet)

Ngân hàng Chính sách xã hội cho hợp tác xã có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn bằng phương thức nào?

Phương thức cho vay đối với hợp tác xã có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù vay vốn từ Ngân hàng Chính sách xã hội được quy định tại khoản 2 Điều 4 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg như sau:

Phương thức cho vay
1. Đối với người chấp hành xong án phạt tù
a) Thực hiện phương thức cho vay thông qua hộ gia đình. Đại diện hộ gia đình của người chấp hành xong án phạt tù là người đứng tên vay vốn và giao dịch với Ngân hàng Chính sách xã hội. Trường hợp trong hộ gia đình không còn thành viên nào từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc thành viên còn lại không còn sức lao động, không có đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật thì người chấp hành xong án phạt tù trực tiếp đứng tên vay vốn tại Ngân hàng Chính sách xã hội;
b) Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay theo phương thức ủy thác cho các tổ chức chính trị - xã hội.
2. Đối với cơ sở sản xuất kinh doanh
Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp.

Theo đó, đối với hợp tác xã có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù, Ngân hàng Chính sách xã hội nơi cho vay thực hiện cho vay trực tiếp.

Mức vốn cho vay tối đa đối với một người tại hợp tác xã có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù là bao nhiêu?

Mức vốn cho vay được quy định tại Điều 6 Quyết định 22/2023/QĐ-TTg như sau:

Mức vốn cho vay
1. Đối với vay vốn để đào tạo nghề
Mức vốn cho vay tối đa là 04 triệu đồng/tháng/người chấp hành xong án phạt tù.
2. Đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm
a) Người chấp hành xong án phạt tù: Mức vốn cho vay tối đa là 100 triệu đồng/người chấp hành xong án phạt tù;
b) Cơ sở sản xuất kinh doanh: Mức vốn cho vay tối đa là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại cơ sở sản xuất kinh doanh.

Như vậy, đối với vay vốn để sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, mức vốn cho vay tối đa đối với hợp tác xã có sử dụng lao động là người chấp hành xong án phạt tù là 02 tỷ đồng/dự án và không quá 100 triệu đồng/người lao động tại hợp tác xã.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

387 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào