Điều kiện để được hỗ trợ bảo vệ rừng cần đáp ứng những gì? Cộng đồng dân cư thôn có được hỗ trợ bảo vệ rừng hay không?

Xin cho hỏi, kinh phí lập hồ sơ hỗ trợ bảo vệ rừng là bao nhiêu? Ai đảm bảo kinh lập hồ sơ này? Điều kiện để được hỗ trợ bảo vệ rừng cần đáp ứng những gì? Cộng đồng dân cư thôn có được hỗ trợ bảo vệ rừng hay không? - Câu hỏi của anh Hùng đến từ Bình Phước.

Kinh phí lập hồ sơ hỗ trợ bảo vệ rừng là bao nhiêu? Ai đảm bảo kinh lập hồ sơ này?

Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT quy định:

Nguồn kinh phí
Nguồn kinh phí để thực hiện khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung, trợ cấp gạo trồng rừng thay thế nương rẫy quy định tại Nghị định số 75/2015/NĐ-CP được bố trí hàng năm trong Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, phần kinh phí sự nghiệp, cụ thể:
...
4. Kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng 50.000 đồng/ha; kinh phí lập hồ sơ thiết kế, dự toán khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung 900.000 đồng/ha.
Việc hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung chỉ thực hiện 01 lần trước khi tiến hành khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung.
a) Ngân sách Trung ương đảm bảo kinh phí lập hồ sơ đối với diện tích rừng thuộc Bộ, ngành quản lý.
b) Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí lập hồ sơ đối với diện tích khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng có trồng bổ sung thuộc địa phương quản lý.

Theo đó, kinh phí để lập hồ sơ hỗ trợ bảo vệ rừng là 50.000 đồng/ha. Ngân sách địa phương đảm bảo kinh phí lập hồ sơ đối với diện tích hỗ trợ bảo vệ rừng.

Lưu ý: Việc hỗ trợ kinh phí lập hồ sơ hỗ trợ bảo vệ rừng chỉ thực hiện 01 lần trước khi tiến hành khoán bảo vệ rừng, hỗ trợ bảo vệ rừng.

Hỗ trợ bảo vệ rừng

Hỗ trợ bảo vệ rừng (Hình từ Internet)

Điều kiện được hỗ trợ bảo vệ rừng cần đáp ứng những gì? Mức hỗ trợ bảo vệ rừng là bao nhiêu?

Tại khoản 3, khoản 4 Điều 5 Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT quy định:

Hỗ trợ bảo vệ rừng; khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung
...
3. Điều kiện được hỗ trợ
a) Thuộc đối tượng quy định tại Khoản 2 Điều này.
b) Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền.
c) Thực hiện bảo vệ rừng được giao theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đối với trường hợp nhận hỗ trợ bảo vệ rừng; thực hiện khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung theo đúng thiết kế, dự toán được duyệt đối với trường hợp nhận hỗ trợ khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung. Cơ quan phê duyệt thiết kế, dự toán ở địa phương do Chủ tịch UBND cấp tỉnh quy định.
d) Được UBND cấp xã nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung
4. Mức hỗ trợ
a) Bảo vệ rừng: 400.000 đồng/ha/năm.
b) Khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung: Theo thiết kế, dự toán, tối đa không quá 1.600.000 đồng/ha/năm trong 03 năm đầu và 600.000 đồng/ha/năm cho 03 năm tiếp theo. Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ cụ thể phù hợp với Điều kiện thực tế của địa phương.

Theo đó, về điều kiện để được hỗ trợ bảo vệ rừng đáp ứng như sau:

- Thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch 93/2016/TTLT-BTC-BNNPTNT;

- Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc quyết định giao đất của cấp có thẩm quyền;

- Thực hiện bảo vệ rừng được giao theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng đối với trường hợp nhận hỗ trợ bảo vệ rừng;

- Được Uỷ ban nhân dân cấp xã nghiệm thu kết quả bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung.

Cộng đồng dân cư thôn có được hỗ trợ bảo vệ rừng hay không?

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 75/2015/NĐ-CP quy định về đối tượng được hỗ trợ bảo vệ rừng như sau:

Hỗ trợ bảo vệ rừng và khoanh nuôi tái sinh có trồng rừng bổ sung
...
2. Đối tượng được hỗ trợ:
a) Hộ gia đình quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này thực hiện bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng được giao có trồng bổ sung;
b) Cộng đồng dân cư thôn quy định tại Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này thực hiện bảo vệ rừng được giao.

Theo đó trong đối tượng được hỗ trợ rừng có bao gồm cộng đồng dân cư thông, cụ thể được quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 75/2015/NĐ-CP như sau:

Đối tượng áp dụng
...
2. Cộng đồng dân cư thôn được giao rừng theo quy định tại Điều 29 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và Điều 54 Luật Đất đai, tại các xã có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn (khu vực II và III) thuộc vùng dân tộc và miền núi theo tiêu chí Thủ tướng Chính phủ quy định, thực hiện bảo vệ rừng được giao hoặc rừng nhận khoán.

Dẫn chiếu đến Điều 29 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004 thì hiện nay văn bản này đã hết hiệu lực và thay thế bằng Luật Lâm nghiệp 2017, cụ thể tại Điều 16 Luật Lâm nghiệp 2017 như sau:

Giao rừng
1. Nhà nước giao rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
...
đ) Tổ chức kinh tế, tổ chức khoa học và công nghệ, đào tạo, giáo dục nghề nghiệp về lâm nghiệp trong nước đối với rừng giống quốc gia xen kẽ trong diện tích rừng được giao.
2. Nhà nước giao rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng rừng cho các đối tượng sau đây:
...
d) Cộng đồng dân cư cư trú hợp pháp trên địa bàn cấp xã nơi có rừng phòng hộ đối với rừng phòng hộ đầu nguồn; rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát bay; rừng phòng hộ chắn sóng, lấn biển; rừng bảo vệ nguồn nước của cộng đồng dân cư đó.
...

Như vậy, cộng đồng dân cư thôn thuộc đối tượng được hỗ trợ nêu trên thực hiện bảo vệ rừng được giao.

Bên cạnh đó, tại Điều 54 Luật Đất đai 2013 cũng có nêu:

Giao đất không thu tiền sử dụng đất
Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất trong các trường hợp sau đây:
1. Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản, làm muối được giao đất nông nghiệp trong hạn mức quy định tại Điều 129 của Luật này;
2. Người sử dụng đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất rừng sản xuất là rừng tự nhiên, đất xây dựng trụ sở cơ quan, đất sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh; đất sử dụng vào mục đích công cộng không nhằm mục đích kinh doanh; đất làm nghĩa trang, nghĩa địa không thuộc trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 55 của Luật này;
3. Tổ chức sự nghiệp công lập chưa tự chủ tài chính sử dụng đất xây dựng công trình sự nghiệp;
4. Tổ chức sử dụng đất để xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư theo dự án của Nhà nước;
5. Cộng đồng dân cư sử dụng đất nông nghiệp; cơ sở tôn giáo sử dụng đất phi nông nghiệp quy định tại khoản 1 Điều 159 của Luật này.
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,880 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào