Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4?
Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4 là gì? Nhiệm vụ của điều dưỡng hạng 4?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV như sau:
Mã số và phân hạng chức danh nghề nghiệp
1. Nhóm chức danh điều dưỡng, bao gồm:
a) Điều dưỡng hạng II Mã số: V.08.05.11
b) Điều dưỡng hạng III Mã số: V.08.05.12
c) Điều dưỡng hạng IV Mã số: V.08.05.13
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4 là V.08.05.13.
Theo đó, nhiệm vụ của điều dưỡng hạng 4 được quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV (thay thế cụm từ bởi khoản 7 Điều 147 Nghị định 96/2023/NĐ-CP) như sau:
(1) Chăm sóc người bệnh tại cơ sở y tế:
- Khám, nhận định, xác định vấn đề, lập kế hoạch, thực hiện và đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh;
- Theo dõi, đánh giá diễn biến hằng ngày của người bệnh; phát hiện, báo cáo kịp thời những diễn biến bất thường của người bệnh;
- Tham gia chăm sóc giảm nhẹ cho người bệnh giai đoạn cuối và hỗ trợ tâm lý cho người nhà người bệnh;
- Thực hiện kỹ thuật điều dưỡng cơ bản cho người bệnh theo chỉ định và sự phân công;
- Nhận định nhu cầu dinh dưỡng, tiết chế và thực hiện chỉ định chăm sóc dinh dưỡng cho người bệnh;
- Ghi chép hồ sơ điều dưỡng theo quy định.
(2) Sơ cứu, cấp cứu:
- Chuẩn bị sẵn sàng thuốc và phương tiện cấp cứu;
- Thực hiện, tham gia thực hiện kỹ thuật sơ cứu, cấp cứu;
- Tham gia cấp cứu dịch bệnh và thảm họa.
(3) Truyền thông, tư vấn, giáo dục sức khỏe:
- Đánh giá nhu cầu tư vấn, giáo dục sức khỏe đối với người bệnh;
- Hướng dẫn người bệnh về chăm sóc và phòng bệnh;
- Thực hiện, tham gia thực hiện truyền thông, tư vấn giáo dục sức khỏe.
(4) Chăm sóc sức khỏe cộng đồng:
- Tham gia truyền thông, giáo dục vệ sinh phòng bệnh tại cơ sở y tế và cộng đồng;
- Tham gia chăm sóc sức khỏe ban đầu và các chương trình mục tiêu quốc gia;
- Thực hiện dịch vụ chăm sóc tại nhà: tiêm, chăm sóc vết thương, chăm sóc người bệnh có dẫn lưu và chăm sóc phục hồi chức năng, tắm gội, thay băng theo chỉ định.
(5) Bảo vệ và thực hiện quyền người bệnh:
- Thực hiện quyền của người bệnh, tham gia biện hộ quyền hợp pháp của người bệnh theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho người bệnh.
(6) Phối hợp, hỗ trợ công tác điều trị:
- Tham gia phân cấp chăm sóc người bệnh;
- Chuẩn bị và hỗ trợ người bệnh chuyển khoa, chuyển cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, ra viện;
- Quản lý hồ sơ, bệnh án, buồng bệnh, người bệnh, thuốc, thiết bị y tế, vật tư tiêu hao.
(7) Đào tạo, nghiên cứu và phát triển nghề nghiệp:
- Hướng dẫn thực hành cho học sinh, sinh viên và viên chức điều dưỡng trong phạm vi được phân công;
- Tham gia, thực hiện và áp dụng sáng kiến, cải tiến chất lượng trong chăm sóc người bệnh.
Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì? Mã số chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4? Hệ số lương của điều dưỡng hạng 4? (Hình từ Internet)
Điều dưỡng hạng 4 phải tốt nghiệp trình độ gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-BYT về tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức điều dưỡng hạng 4 được như sau:
Điều dưỡng hạng IV - Mã số: V.08.05.13
...
2. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Tốt nghiệp cao đẳng Điều dưỡng.
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hoặc có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh (dùng cho các hạng chức danh điều dưỡng).
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì yêu cầu tối thiểu về trình độ đào tạo của điều dưỡng hạng 4 là tốt nghiệp cao đẳng Điều dưỡng.
Hệ số lương của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng 4 là bao nhiêu?
Căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 15 Thông tư liên tịch 26/2015/TTLT-BYT-BNV có quy định như sau:
Cách xếp lương
1. Các chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y quy định tại Thông tư liên tịch này được áp dụng Bảng lương chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước (Bảng 3) ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, như sau:
a) Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng II, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng II, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng II được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78;
b) Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98;
c) Chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV, chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng IV, chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
2. Xếp lương khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp:
Sau khi hết thời gian tập sự theo quy định và được cấp có thẩm quyền quản lý viên chức quyết định bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp thì thực hiện xếp bậc lương trong chức danh nghề nghiệp được bổ nhiệm như sau:
a) Trường hợp có trình độ tiến sĩ điều dưỡng thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng III (mã số V.08.05.12); trình độ tiến sĩ hộ sinh thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp hộ sinh hạng III (mã số V.08.06.15); trình độ tiến sĩ kỹ thuật y thì được xếp bậc 3, hệ số lương 3,00 của chức danh nghề nghiệp kỹ thuật y hạng III (mã số V.08.07.18)
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì chức danh nghề nghiệp điều dưỡng hạng IV được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.