Điều chỉnh tăng giá điện cần dựa vào những cơ sở nào? Tự ý tăng giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ bị xử phạt ra sao?

Theo Bộ Công thương giá điện sinh hoạt hiện nay là bao nhiêu? Muốn điều chỉnh tăng giá điện cần dựa vào những cơ sở nào? - Anh Lâm (TPHCM)

Theo Bộ Công thương giá điện sinh hoạt hiện nay là bao nhiêu?

Hiện nay, tại Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 648/QĐ-BCT năm 2019 thì Bộ Công thương ban hành giá điện sinh hoạt cụ thể như sau:

Giá điện hiện nay

Trong đó, đáng quan tâm là giá bán lẻ điện sinh hoạt cho các hộ gia đình sử dụng được chia thành 6 bậc, giá điện ở bậc 6 chưa đến mức 3.000 đồng/kWh.

TĂNG GIÁ ĐIỆN DỰA VÀO ĐÂU?

Tăng giá điện dựa vào đâu?

Điều chỉnh tăng giá điện cần dựa vào những cơ sở nào?

Theo Điều 30 Luật Điện lực 2004 được bổ sung bởi khoản 14 Điều 1 Luật Điện lực sửa đổi 2012 thì muốn tăng giá điện phải dựa vào các yếu tố như sau:

- Chính sách giá điện.

- Điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, thu nhập của người dân trong từng thời kỳ.

- Quan hệ cung cầu về điện.

- Các chi phí sản xuất, kinh doanh điện và lợi nhuận hợp lý của đơn vị điện lực.

- Cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

- Báo cáo tài chính đã được kiểm toán hàng năm của đơn vị điện lực.

Trong đó, chính sách giá điện được quy định tại Điều 29 Luật Điện lực 2004 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 13 Điều 1 Luật Điện lực sửa đổi 2012

- Tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển điện lực có lợi nhuận hợp lý, tiết kiệm tài nguyên năng lượng, sử dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo không gây ô nhiễm môi trường trong hoạt động điện lực, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là ở nông thôn, miền núi, hải đảo.

- Giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường điện lực.

- Khuyến khích sử dụng điện tiết kiệm và có hiệu quả.

- Thực hiện cơ cấu biểu giá bán lẻ điện hợp lý đối với các nhóm khách hàng; Nhà nước hỗ trợ giá bán lẻ điện cho mục đích sinh hoạt đối với hộ nghèo, hộ chính sách xã hội theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

- Bảo đảm quyền tự quyết định giá mua, bán điện trong khung giá, cơ cấu biểu giá bán lẻ điện do Nhà nước quy định của các đối tượng mua bán điện trên thị trường điện lực.

- Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các đơn vị điện lực và khách hàng sử dụng điện.

Tự ý tăng giá bán lẻ điện sinh hoạt sẽ bị xử phạt như thế nào?

Theo Điều 11 Nghị định 134/2013/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 2 Nghị định 17/2022/NĐ-CP quy định:

Vi phạm các quy định về bán lẻ điện
...
7. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Bán sai giá điện do cơ quan có thẩm quyền quy định;
b) Thực hiện không đúng quyền hạn về ngừng, giảm mức cung cấp điện; không thông báo hoặc thực hiện không đúng nội dung thông báo theo Quy định về trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện do Bộ Công Thương ban hành.
8. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 120.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng đối với hành vi mua điện của Đơn vị điện lực không có Giấy phép hoạt động điện lực.
9. Phạt tiền Đơn vị bán lẻ điện từ 150.000.000 đồng đến 180.000.000 đồng đối với hành vi xuất, nhập khẩu điện mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính là số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 7 Điều này. Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước;
b) Buộc phải kiểm định các thiết bị đo đếm điện và thay thế các thiết bị không đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 4 Điều này;
c) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính để sung vào ngân sách nhà nước đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 5 và khoản 9 Điều này.

Theo đó, đơn vị bán lẻ điện sinh hoạt tự ý tăng giá điện sẽ bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng.

Đồng thời, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính là số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) để hoàn trả cho cá nhân, tổ chức bị chiếm đoạt.

Trường hợp không xác định được cá nhân, tổ chức để hoàn trả thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,271 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào